TIN TỨC ĐẦU TƯ VÀNG 9/2

THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI HỒI PHỤC MẠNH TRONG PHIÊN ĐẦU TUẦN, TIẾN SÁT MỨC 1900 USD/OZ.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay nhích 0.1% lên 1,875.10 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.3% lên 1,890.70 USD/oz.

Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường Vàng tiếp tục có dấu hiệu hồi phục mạnh. Trong phiên hiện nay, mỗi oz Vàng trên sàn Thế Giới niêm yết ở mức khoảng 1882,4 USD. Tức khi qui đổi tương đương theo tỉ giá ngoại tệ hiện hành thì mỗi lượng Vàng trên sàn Thế Giới có giá khoảng 54,05 triệu VND (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước trong phiên hiện nay, tính trên một lượng Vàng, hai thị trường hiện chênh nhau khoảng 13,300 triệu VND.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.

Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số US Dollar Index, chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,03%, đạt mốc 103,47 điểm.

Đồng USD tăng không đáng kể trong phiên giao dịch vừa qua, sau khi trượt giá vào đầu phiên, khi các nhà đầu tư tạm dừng bán tháo đồng bạc xanh, một ngày sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vẫn giữ nguyên lập trường lãi suất của mình, bất chấp dữ liệu việc làm khả quan của Mỹ vào tuần trước.

Trong phiên hỏi đáp trước Câu lạc bộ Kinh tế Washington vào hôm 7/2, ông Powell cho biết. lãi suất có thể cần phải tăng cao hơn dự kiến nếu nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh, nhưng nhắc lại rằng ông cảm nhận rõ rằng lạm phát đang giảm sau những lần tăng lãi suất khủng của Fed. Đồng bạc xanh đã trượt giá sau bài phát biểu của ông Powell.

Theo Thierry Wizman, Chiến lược gia tỷ giá và ngoại hối toàn cầu tại Macquarie (New York, Mỹ), đồng bạc xanh suy yếu khi Powell tỏ ra “bớt diều hâu” hơn so với trước đây.

Trước đó, đồng bạc xanh đã có một đợt phục hồi ngắn sau báo cáo việc làm vượt kỳ vọng, điều đó đã đưa chỉ số DXY lên mức cao nhất trong một tháng là 103,96 vào hôm 7/2, khi các nhà đầu tư kỳ vọng về việc Fed sẽ cần tiếp tục kéo dài các đợt tăng lãi suất trong thời gian tới.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.

Tỷ giá USD sáng nay (9/2), trong các ngân hàng thương mại đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước. Tỷ giá trên thị trường ngược chiều bật tăng.

Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ngày 9/2 ở mức 23.626 đồng, tăng 5 đồng so với mức công bố trước.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay điều chỉnh không thống nhất. Cụ thể, lúc 9 giờ 5 phút, Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.395 – 23.800 VND mỗi USD, giảm 35 VND mỗi USD cả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.

BIDV niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.435 – 23.735 VND mỗi USD, giảm 55 VND mỗi USD chiều mua và giảm 35 VND mỗi USD chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Techcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.420 – 23.780 VND mỗi USD, tăng 5 VND mỗi USD chiều mua vào và tăng 10 VND mỗi USD chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Eximbank niêm yết giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.420 – 23.750 VND mỗi USD, tăng 10 VND mỗi USD chiều mua và tăng 100 VND mỗi USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

Tỷ giá USD trên thị trường tự do sáng nay tiếp tục tăng so với phiên trước. Tại thị trường Hà Nội, lúc 9 giờ 5 phút, đồng USD giao dịch (mua – bán) ở quanh mức 23.566 – 23.626 VND mỗi USD, tăng 16 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán ra so với phiên trước.

Đồng USD trên thị trường thế giới sáng nay tiếp tục tăng mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế. Chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,03% so với phiên trước, lên mức 103.440 điểm, vào lúc 9 giờ sáng nay (giờ Hà Nội).

Tỷ giá các ngoại tệ mạnh khác trong giỏ thanh toán quốc tế, tại Vietcombank hôm nay diễn biến trái chiều nhau, trong đó đô la Canada, đô Úc giảm mạnh.

Cụ thể, tỷ giá đồng EUR, đảo chiều giảm 89 VND mỗi EUR chiều mua vào và giảm 95 VND mỗi EUR chiều bán ra so với phiên trước, giao dịch mua – bán tại Vietcombank quanh mức 24.635 – 26.014 VND mỗi EUR.

Đồng bảng Anh, giảm 30 VND mỗi GBP chiều mua và giảm 31 VND mỗi GBP chiều bán so với phiên trước, tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 27.743 – 28.946 VND mỗi GBP.

Tỷ giá đồng france Thụy Sĩ, giảm 37 VND mỗi CHF chiều mua vào và giảm 38 VND mỗi CHF chiều bán ra, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.977 – 26.042 VND mỗi CHF.

Đồng đô la Canada, giảm 108 VND mỗi CAD chiều mua vào và tăng 112 VND mỗi CAD chiều bán ra, giao dịch mua – bán tại Vietcombank ở quanh mức 17.098 – 17.827 VND mỗi CAD.

Tỷ giá đô la Úc, giảm 121 VND mỗi AUD chiều mua vào và giảm 126 VND mỗi AUD chiều bán ra, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 15.926 – 16.605 VND mỗi AUD.

Tỷ giá yên Nhật, giảm 1 đồng chiều mua vào và giảm 2 đồng chiều bán ra, giao dịch mua – bán quanh mốc 174 – 184 VND mỗi JPY.

ĐIỂM TIN ĐẦU TƯ.

1/ Theo Châu Âu khó xử giữa tranh cãi khí cầu Mỹ – Trung – VnExpress- Châu Âu khó xử giữa tranh cãi khí cầu Mỹ – TrungViệc Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc xâm nhập không phận đã thổi bùng tranh cãi giữa hai nước, đẩy châu Âu vào tình thế khó xử vì không thể “chọn phe”.

“Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ năm 2023 sẽ dễ dàng, nhưng đây là khởi đầu thực sự khó khăn”, một nhà ngoại giao châu Âu cho hay, đề cập đến cuộc đối đầu mới giữa Washington và Bắc Kinh liên quan tới “khí cầu do thám” Trung Quốc.

Căng thẳng gia tăng sau khi Mỹ thông báo phát hiện một “khí cầu do thám” Trung Quốc xâm nhập không phận từ ngày 28/1. Trung Quốc thừa nhận khí cầu này là của mình, nhưng cho hay đó là thiết bị dân sự phục vụ mục đích nghiên cứu khí tượng “bay lạc” vào lãnh thổ Mỹ.

Mỹ không chấp nhận cách giải thích của Trung Quốc và quyết định bắn hạ khí cầu ngoài khơi bờ biển Nam Carolina hôm 4/2. Hành động này lập tức vấp phải phản ứng quyết liệt của Trung Quốc, khi nước này cáo buộc Washington “phản ứng thái quá” và tuyên bố “bảo lưu quyền đáp trả”.

Khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, Mỹ, hôm 4/2. Ảnh: Reuters.
Khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, Mỹ, hôm 4/2. Ảnh: Reuters.

Căng thẳng song phương cũng tăng nhiệt khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken quyết định hoãn vô thời hạn chuyến thăm Bắc Kinh được lên kế hoạch diễn ra trong tuần này. Chuyến thăm của ông Blinken từng rất được kỳ vọng, bởi đó sẽ là cơ hội để Mỹ và Trung Quốc làm tan băng quan hệ sau thời gian dài đình trệ mọi tương tác cấp cao.

Theo giới quan sát, tranh cãi Mỹ – Trung liên quan đến sự cố khí cầu này còn tác động tới bên kia bờ Đại Tây Dương, khi các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) phải chịu áp lực ngày càng lớn từ Nhà Trắng yêu cầu họ phải chọn bên và hợp lực chống lại Trung Quốc.

“Khi cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn, châu Âu, vốn có nhiều quan hệ hợp tác với Bắc Kinh, sẽ phải chịu sức ép lớn hơn khi cân nhắc xem họ nên đứng về bên nào”, Ricardo Borges de Castro, chuyên gia cấp cao từ Trung tâm Chính sách châu Âu, trụ sở tại Brussels, Bỉ, nhận xét.

“Khi thế giới ngày càng bị chi phối bởi hai cực Mỹ – Trung, châu Âu sẽ phải chọn bên chừng nào an ninh – quốc phòng của họ còn phụ thuộc vào chiếc ô bảo về từ Mỹ”.

Tranh cãi Mỹ – Trung về khí cầu nổ ra giữa những lo ngại rằng Nga có thể đang dồn quân để chuẩn bị tiến hành chiến dịch tấn công lớn ở Ukraine trong vài tuần tới. Theo các nhà ngoại giao EU, sự cố khí cầu có thể khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden bị phân tâm, vào thời điểm Kiev cần hỗ trợ từ Washington nhất.

“Washington trong thời gian tới sẽ rất bận rộn ứng phó với Bắc Kinh”, một nhà ngoại giao cấp cao EU nói hôm 5/2. “Đó không phải tin tốt cho EU, bởi Nga vẫn là mối quan tâm chính của châu Âu”.

Châu Âu càng khó xử hơn bởi sự cố khí cầu xảy ra vào thời điểm EU đang chuẩn bị cho nỗ lực tái hợp tác với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần mở cửa sau gần ba năm đóng biên giới chống Covid-19.

Cao ủy EU về Chính sách An ninh và Đối ngoại Josep Borrell được cho là đang lên kế hoạch tới thăm Trung Quốc vào tháng 4, khi ông dự kiến đến Nhật Bản để dự hội nghị bộ trưởng G7.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã thông báo ý định gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào đầu năm nay. Ông đang cân nhắc mời một quan chức hàng đầu từ Ủy ban châu Âu (EC) tham gia cùng mình, theo các nguồn thạo tin.

Căng thẳng mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh sẽ buộc châu Âu phải “dừng lại để xem Trung Quốc phản ứng quyết liệt ra sao và liệu những chuyến thăm này có bị nhìn nhận như thành công về mặt tuyên truyền của Bắc Kinh trong nỗ lực chia rẽ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương hay không”, một quan chức EU giấu tên bình luận.

Khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ

Khoảnh khắc khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ ngoài khơi bang Nam Carolina, Mỹ, ngày 4/2. Video: Twitter/Clash Report.

“Từ khi xung đột Ukraine nổ ra, châu Âu và Mỹ dần bớt quan tâm hơn đến chính sách ứng phó Trung Quốc”, Reinhard Butikofer, người đứng đầu phái đoàn của Nghị viện châu Âu về quan hệ với Trung Quốc, nhận xét. “Washington đang gia tăng áp lực chống lại Bắc Kinh, đặc biệt trên mặt trận công nghệ và vấn đề Đài Loan, nhưng Brussels, Berlin và Paris lại thể hiện thái độ do dự”.

Điều khiến tình hình thêm phức tạp là việc Chủ tịch Tập Cận Bình dường như không quan tâm đến những lời kêu gọi của phương Tây trong việc gây áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Theo Wall Street Journal, Trung Quốc thậm chí còn đang nổi lên như một bên cung cấp các thiết bị lưỡng dụng cho Nga. Đây là những thiết bị sử dụng cho mục đích dân sự, nhưng có thể được hoán cải để phục vụ chiến dịch của Nga ở Ukraine.

Bắc Kinh chưa bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, các lãnh đạo châu Âu đã nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh không hỗ trợ quân sự cho Moskva.

Châu Âu đến nay vẫn phản ứng khá dè dặt với tranh cãi khí cầu Mỹ – Trung. EU chỉ tuyên bố ghi nhận quyền của Mỹ trong nỗ lực bảo vệ không phận.

“Bảo vệ không phận là vấn đề an ninh quốc gia, do đó thuộc thẩm quyền, trách nhiệm và đặc quyền của một hoặc nhiều nước liên quan”, người phát ngôn EU hôm 5/2 cho hay.

Rất ít quốc gia châu Âu công khai ủng hộ Mỹ trong quyết định bắn hạ khí cầu Trung Quốc, dấu hiệu cho thấy họ thực sự không muốn “chọc giận” Bắc Kinh, chuyên gia đánh giá.

Một trường hợp ngoại lệ là Estonia. Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu cuối tuần qua dẫn lại bản tin của BBC về việc Mỹ bắn rơi khí cầu Trung Quốc, khẳng định ông “ủng hộ cách Mỹ hành động để bảo vệ chủ quyền”.

“Tôi hoàn toàn lên án những hành động khiêu khích gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ”, ông nói.

Đức hôm 6/2 bày tỏ lo ngại về tranh cãi khí cầu giữa Washington và Bắc Kinh, song không thể hiện ủng hộ bên nào.

“Chúng tôi hy vọng sự việc sẽ không căng thẳng hơn nữa hoặc dẫn đến leo thang trong mối quan hệ Mỹ – Trung”, phó phát ngôn viên chính phủ Đức Wolfgang Buchner nói trong họp báo ở Berlin.

Vũ Hoàng (Theo Politico, Anadolu Agency)

2/ Theo Tổng thống Biden khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái | baotintuc.vn Tổng thống Biden khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/2 cho biết ông không tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm tới.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN

Trả lời phỏng vấn trên chương trình truyền hình PBS, khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng sẽ có suy thoái trong năm nay hay không, Tổng thống Biden khẳng định: “Không, hay kể cả là năm sau. Kể từ thời điểm tôi đắc cử, có bao nhiêu chuyên gia đã dự đoán trong vòng 6 tháng tới sẽ có suy thoái kinh tế?”.

Trong nhiều tháng qua, các nhà kinh tế đã cảnh báo về một cuộc suy thoái có thể xảy ra khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Bản thân Tổng thống Biden từng nói rằng suy thoái kinh tế có thể xảy ra , nhưng đầu tuần này, ông nói với các phóng viên rằng rủi ro là rất thấp.

Nhìn chung, dữ liệu kinh tế trong những tháng gần đây đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn, sau thời gian lạm phát tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm vào mùa Hè năm ngoái và các báo cáo của chính phủ cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể đang rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, số lượng việc làm tăng mạnh vào tuần trước, bất chấp tình trạng sa thải nhân viên trong lĩnh vực công nghệ cũng như trong các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như địa ốc và tài chính, đã dội một “gáo nước lạnh” vào kỳ vọng của thị trường rằng ngân hàng trung ương Mỹ sắp tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đoàn Hùng(TTXVN).
3/ Theo DỰ BÁO THẾ GIỚI 2023: Châu Âu có thể tránh được một cuộc suy thoái nghiêm trọng  | baotintuc.vnDỰ BÁO THẾ GIỚI 2023: Châu Âu có thể tránh được một cuộc suy thoái nghiêm trọng
Những tín hiệu kinh tế khả quan cho thấy châu Âu có thể tránh được một cuộc suy thoái nghiêm trọng trong năm 2023.

Chú thích ảnh
Biểu tượng đồng Euro phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, giới chức kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/1 đã đưa ra tầm nhìn lạc quan hơn cho tương lai kinh tế của khối, với dữ liệu mới nhất cho thấy “Lục địa già” có thể tránh được một cuộc suy thoái nghiêm trọng từng được dự đoán vài tháng trước.

Phát biểu trước cuộc họp hàng tháng với các bộ trưởng tài chính Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tại Brussels (Bỉ), Ủy viên Kinh tế EU Paolo Gentiloni cho biết dù tình hình kinh tế của khối vẫn chưa chắc chắn… nhưng đã có một số tín hiệu đáng khích lệ. Ông Gentiloni nói: “Chúng tôi đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng, giá mặt hàng này giảm đáng kể và lạm phát đã đạt đỉnh cuối năm ngoái. Vì vậy, có cơ hội để châu Âu tránh được suy thoái sâu, bước vào một giai đoạn kinh tế giảm chậm lại và hạn chế hơn”.

Mặc dù có chung đánh giá với ông Gentiloni, Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis nói thêm rằng châu Âu vẫn nên thận trọng. Phát biểu trước báo giới, ông nêu rõ châu Âu đang chứng kiến một số dấu hiệu tích cực, như thị trường lao động của EU vẫn rất mạnh. Cũng có một số dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh. Nhưng châu Âu cần cảnh giác.

Những đánh giá trên được đưa ra ngay sau một báo cáo hồi đầu tháng này nhấn mạnh hoạt động kinh doanh trong khu vực tư nhân của Eurozone giảm ít hơn dự đoán.

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của S&P Global cho biết nền kinh tế Eurozone tiếp tục giảm trong tháng 12/2022, nhưng mức nghiêm trọng của suy thoái đã được điều chỉnh trong tháng thứ hai liên tiếp, điều này cho thấy mức độ trì trệ của nền kinh tế có thể nhẹ hơn so với dự đoán ban đầu.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), công bố ngày 16/1, gần 65% các nhà kinh tế cấp cao của khu vực công và tư nhân cho rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra trong năm nay. Khoảng 18% số người được hỏi coi suy thoái kinh tế là rất có thể xảy ra.

Mặc dù 30% cho rằng có thể tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn có sự đồng thuận về quan điểm cho rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế ở châu Âu và Mỹ là ảm đạm.

Trong một tuyên bố cùng ngày, Giám đốc điều hành WEF Saadia Zahidi cho biết: “Môi trường lạm phát cao, tăng trưởng thấp, nợ công và phân hóa cao hiện nay đang làm giảm động lực cho các khoản đầu tư cần thiết để phục hồi tăng trưởng và nâng cao mức sống cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới”.

Tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cũng dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông Habeck, nền kinh tế Đức dự báo sẽ giảm 0,4% trong năm nay khi khủng hoảng năng lượng chưa hoàn toàn được kiểm soát.

Theo số liệu được công bố tuần trước, kinh tế Đức đạt tăng trưởng 1,9% trong năm 2022, giảm so với mức 2,6% được ghi nhận vào năm 2021.

Phương Hoa (TTXVN)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x