THỊ TRƯỜNG VÀNG LIÊN TỤC TĂNG MẠNH, ĐỒNG USD SUY YẾU SAU NHỮNG DỰ ĐOÁN VỀ VIỆC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU ECB CŨNG CHỈ TĂNG 50 ĐIỂM CƠ BẢN TRONG PHIÊN HỌP TỚI ĐỒNG THỜI NHỮNG SỐ LIỆU KINH TẾ ĐÁNG LO NGẠI TẠI MỸ CŨNG VỪA ĐƯỢC CÔNG BỐ.
Cụ thể, trong phiên giao dịch kết thúc ngày 8/12, giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,09% xuống 1785 USD mỗi oz theo Kitco. Giá vàng giao tháng 2 cũng giảm 0,06% xuống 1796 USD một oz.
Tuy vậy, trong đầu phiên giao dịch ngày hôm nay (9/12), thị trường Vàng Thế Giới cho thấy dấu hiệu tiếp đà tăng mạnh. Hiện nay, mỗi oz Vàng trên sàn Thế Giới đang được giao dịch ở mức 1791 USD. Qui đổi tương đương theo tỷ giá ngoại tệ hiện hành, hiện tại, một lượng vàng Thế Giới có giá khoảng 51,76 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước hiện nay, tính trên một lượng Vàng, hai thị trường này hiện chênh nhau khoảng 15,39 triệu đồng.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.
Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số Dollar index, chỉ số so sánh sức mạnhUSD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – lúc kết thúc ngày 8/12 theo giờ Việt Nam giảm 0,2% xuống 104,8984. Hiện nay, chỉ số này đang ở mức 104,82 điểm. Trong đó, USD giảm 0,37% so với euro, xuống 1,05435 USD/EUR; nhưng tăng 0,13% so với bảng Ạnh, lên 1,2228 USD/GBP.
Đồng yên Nhật trong cùng thời điểm tăng 0,07% lên 136,405 JPY/USD.
Dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng hàng tháng của Mỹ sẽ được công bố vào tuần tới, một ngày trước khi diễn ra cuộc họp chính sách của Fed (14 tháng 12), và có thể là yếu tố then chốt trong việc đặt ra các kỳ vọng dài hạn cho chính sách tiền tệ.
“CPI của Mỹ là một dữ liệu thực sự quan trọng đối với xu hướng trên diện rộng của đồng USD vào lúc này, và từ nay cho đến khi ngân hàng trung ương Mỹ họp và công bố dữ liệu CPI của mình, sẽ không có điều gì tuyệt vời xảy ra”, chiến lược gia tiền tệ Adam Cole của RBC cho biết.
Câu hỏi quan trọng đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư là liệu lạm phát đã đạt đến đỉnh điểm hay chưa? Điều đó sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có nhiều cơ hội hơn để giảm tốc độ tăng lãi suất trong những tháng tới.
Trong khi đó, giá dầu giảm xuống dưới 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2, do lo ngại gia tăng về mức độ ảnh hưởng của việc kinh tế tăng trưởng chậm lại đối với nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Giá dầu thô Brent trong phiên 8/12 có lúc giảm xuống khoảng 78 đô la, giảm gần một nửa so với mức cao nhất 14 năm đạt được vào đầu tháng 3, là 139,13 USD. Giá xăng tại trạm bơm ở Mỹ, vào tháng 6 đã đạt mức kỷ lục 5,016 USD, hiện ở mức 3,329 USD, giảm 0,4% so với thời điểm này năm ngoái, theo Hiệp hội Ô tô Mỹ.
Với giá năng lượng đã giảm, dự báo lạm phát cũng sẽ hạ nhiệt. Khoảng chênh lệch giữa lợi suất danh nghĩa và lợi suất thực tế của trái phiếu kỳ hạn 10 năm (the 10-year breakeven inflation spread) hiện ở mức chỉ 2,27%, so với mức cao điểm 3% hồi tháng 4, cũng cho thấy lạm phát đã bớt nóng. Hai yếu tố này, cùng với hy vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất, đã khiến giá trị của đồng USD giảm 6,2% từ đầu quý 4 đến nay, khiến đồng bạc xanh có quý giảm giá tồi tệ nhất kể từ quý 3 năm 2010, khi DXY giảm 8,5%, nhưng lại là hiệu suất quý 4 tồi tệ nhất kể từ năm 2004, theo dữ liệu của Refinitiv.
Lee Hardman, chiến lược gia tiền tệ của MUFG, cho biết: “Diễn biến tỷ giá tiếp tục nhấn mạnh rằng những người tham gia thị trường đang trở nên ít quan tâm hơn đến rủi ro lạm phát tăng và quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tăng trưởng toàn cầu giảm”.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng 4 điểm cơ bản lên 3,44%, từ mức gần thấp nhất 3 tháng.
Thị trường hiện dự đoán có 91% khả năng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào tuần tới, và chỉ có 9% khả năng tăng 75 điểm cơ bản. Lãi suất đỉnh hiện được dự đoán ở mức dưới 5% vào tháng 5 năm tới.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu trong phiên vừa qua, bất chấp việc Chính phủ nới lỏng các quy định chống COVID-19, do thị trường ngày càng lo lắng rằng con đường phục hồi kinh tế sẽ gập ghềnh.
Theo đó, nhân dân tệ giảm nhẹ xuống 6,9770 CNY trên thị trường nội địa, mặc dù ngân hàng trung ương Trung Quốc giữ vững tỷ giá tham chiếu.
Các thương nhân cho biết sự thay đổi chính sách chống COVID ở nước này đã được phản ánh trong tỷ giá hối đoái – đồng nhân dân tệ đã tăng khoảng 5% so với đồng đô la kể từ đầu tháng 11, song trọng tâm chú ý của thị trường lúc này chuyển sang cách mà Trung Quốc đối phó với khả năng số ca nhiễm gia tăng.
Nomura cảnh báo rằng “con đường mở cửa trở lại hoàn toàn có thể vẫn diễn ra từ từ, khó khăn và gập ghềnh…. vì Trung Quốc dường như chưa chuẩn bị tốt cho một làn sóng lây nhiễm COVID lớn.”
Tâm lý nhà đầu tư cũng trở nên e dè bởi dữ liệu được công bố vào thứ Tư cho thấy thương mại của Trung Quốc vào tháng 11 sụt giảm tồi tệ nhất trong 2 năm rưỡi. Xuất khẩu giảm 8,7% trong tháng 11 so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu giảm 10,6%.
Nomura dự đoán: “xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm với tốc độ tương tự vào tháng 12 và xu hướng giảm xuất khẩu sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2023”.
THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NƯỚC.
Trong phiên đầu sáng 9/12, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.659 VND mỗi USD, đảo chiều giảm 1 VND mỗi USD so với phiên giao dịch trước. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 24.840 VND mỗi USD (bán ra).
Tỷ giá USD trong các Ngân hàng thương mại hôm nay tiếp tục được điều chỉnh theo chiều giảm giá. Cụ thể, rạng sáng nay, tại Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.570 – 23.880 VND mỗi USD, giữ đà giảm 140 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Ngân hàng BIDV giao dịch mua – bán USD ở mức 23.580 – 23.860 VND mỗi USD, cũng giữ đà giảm 160 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 23.600 – 24.100 đồng/USD (mua – bán), giảm tiếp 50 đồng/USD chiều mua và giảm 100 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.
Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua – bán ở quanh mức 23.490 – 23.890 đồng/USD, giữ đà giảm 220 đồng/USD chiều mua và chiều bán. Tại TPBank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.450 – 24.025 đồng/USD, cũng giữ đà giảm 165 đồng/USD chiều mua và giảm 170 đồng/USD chiều bán so với mức niêm yết trước.
Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.770 – 24.020 đồng/USD, đảo chiều giảm 100 đồng/USD chiều mua và giảm 200 đồng/USD chiều bán. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 23.623 – 23.925 đồng/USD (mua – bán), giảm tiếp 100 đồng/USD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Sáng nay, các ngoại tệ mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế hầu hết được điều chỉnh theo chiều giảm giá, chỉ có đồng Euro tăng giá. Cụ thể, tỷ giá đồng Euro đảo chiều tăng 15 đồng/EUR chiều mua và tăng 16 đồng/EUR chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.322 – 25.683 đồng/EUR.
Tỷ giá đồng bảng Anh giữ đà giảm nhẹ 3 đồng/GBP chiều mua và chiều bán, niêm yết tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 28.175 – 29.376 đồng/GBP. Tỷ giá đồng France Thụy Sĩ giảm tiếp 67 đồng/CHF chiều mua và giảm 69 đồng/CHF chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.607 – 25.656 đồng/CHF.
Tỷ giá đồng đô la Canada giữ đà giảm 129 đồng/CAD chiều mua và giảm 134 đồng/CAD chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 16.916 – 17.637 đồng/CAD. Tỷ giá đô la Úc, cũng giảm nhẹ 1 đồng/AUD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước, tại Vietcombank giao dịch cùng thời điểm trên mua – bán ở quanh mức 15.541 – 16.204 đồng/AUD.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay đi ngang chiều mua và chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mốc 169 – 179 VND mỗi JPY.
CÁC ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.
1/ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VỪA CÔNG BỐ TẠI MỸ:
- Số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần tăng lên 230.000 đúng như dự kiến.
Có 230.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 3 tháng 12, dữ liệu hàng tuần do Bộ Lao động Mỹ (DOL) công bố hôm thứ 5 cho thấy. Kết quả này nối tiếp con số 226.000 của tuần trước (được sửa đổi từ 225.000) và phù hợp với mức kỳ vọng của thị trường.
Các chi tiết khác của bản công bố cho biết tỷ lệ thất nghiệp có bảo hiểm được điều chỉnh trước theo mùa là 1,2% và mức trung bình động 4 tuần là 230.000, tăng 1.000 so với mức trung bình đã sửa đổi của tuần trước.
“Số người thất nghiệp có bảo hiểm được điều chỉnh trước theo mùa trong tuần kết thúc vào ngày 26 tháng 11 là 1.671.000, tăng 62.000 so với mức sửa đổi của tuần trước,” Bộ Lao động Mỹ (DOL) lưu ý trong bản công bố của mình.
- Khai báo thất nghiệp lần đầu đạt mức dự đoán (230K) trong tháng 12.
- Đề nghị tiếp tục trợ cấp thất nghiệp vượt mức mong đợi (1.575M) trong tháng 11: Thực tế (1.671M).
- Khai báo thất nghiệp lần đầu trung bình 4 tuần: 230K (tháng 12) so với 228.75K.
2/Theo 6 quốc gia EU vạch “giới hạn đỏ” về giá trần khí đốt của Nga | Châu Âu | Vietnam+ (VietnamPlus)– 6 quốc gia EU vạch “giới hạn đỏ” về giá trần khí đốt của Nga.
Sáu quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào nhằm hạ thấp hơn nữa mức giá trần mà khối sẽ áp với khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Trong bức thư gửi Cộng hòa Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, Đại sứ của sáu nước gồm Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Estonia và Luxembourg, đã bày tỏ lo ngại, đồng thời nhấn mạnh “mức giá trần không thể bị hạ thấp hơn nữa hoặc bị thay thế.”
Sáu quốc gia trên hoài nghi về việc áp giá trần khí đốt của Nga, do lo ngại việc này sẽ gây rối loạn thị trường năng lượng của châu Âu và khiến EU khó khăn hơn trong việc mua nhiên liệu nếu các nhà cung cấp khí đốt chuyển sang bán ở những nơi không bị áp giá trần.
Tháng trước, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất mức giá trần sẽ được áp dụng nếu giá khí đốt vượt quá 275 euro mỗi megawatt giờ (MWh) trong 2 tuần đối với giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan.
[EU phản bác cáo buộc của Hungary về thiếu hụt nhiên liệu]Giá TTF, vốn là mức giá chuẩn của châu Âu, sẽ cần cao hơn 58 euro so với giá tham chiếu cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong 10 ngày, để kích hoạt việc áp giá trần.
Bỉ, Italy, Ba Lan và Hy Lạp nằm trong số những nước cho rằng một mức giá trần là cần thiết để bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi trường hợp chi phí quá cao cho khí đốt và muốn một mức giá trần thấp hơn đề xuất của EC.
Hiện các nhà ngoại giao EU đang tiếp tục thảo luận nhằm nỗ lực tiến gần hơn một thỏa thuận.
Sáu quốc gia trên muốn mức giá đề xuất hiện nay sẽ được phê chuẩn tại cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng EU ngày 13/12 tới./.
3/Theo Fed hướng đến lãi suất cao hơn dù giảm tốc đà tăng – VnExpress Kinh doanh– Fed hướng đến lãi suất cao hơn dù giảm tốc đà tăng
Tháng này, Fed khả năng giảm tốc độ điều chỉnh lãi suất, nhưng việc tăng trưởng tiền lương nhanh có thể khiến họ đẩy mức lãi lên trên 5% vào năm sau.
Để hạ nhiệt lạm phát, Cục dự trữ Liên bang Mỹ – Fed đã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất gần 4 thập kỷ, với 4 lần 0,75 điểm trong năm nay. Đến tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng họ chuẩn bị giảm mức tăng lãi suất tại cuộc họp vào 13-14/12.
Điều này báo hiệu Fed khả năng chỉ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm (thay vì mức 0,75 điểm) tháng này, đánh dấu một giai đoạn mới của lộ trình thắt chặt tiền tệ. Nếu tăng ở mức trên, lãi suất chuẩn của Mỹ vào khoảng từ 4,25% đến 4,5%, cao nhất kể từ tháng 12/2007.
“Chúng tôi nghĩ rằng chậm lại vào thời điểm này là một cách tốt để cân bằng các rủi ro”, ông Powell nói cuối tuần trước.
Tuy nhiên, ngay khi các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng áp lực về giá sẽ giảm bớt đáng kể trong năm tới thì lương lại đang tăng nhanh, lạm phát cao hơn trong các lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Do vậy, điều này có thể khiến nhiều lãnh đạo Fed ủng hộ việc tăng lãi suất cơ bản trong năm tới lên trên 5% mà các nhà đầu tư đang dự đoán, theo Wall Street Journal.
Vào tháng 9, hầu hết quan chức Fed dự kiến lãi suất từ 4,5% đến 5% vào năm tới. Còn trong các dự đoán mới, mặt bằng lãi suất có thể từ 4,75% đến 5,25%. Chủ tịch Fed New York John Williams, cố vấn hàng đầu của ông Powell, cho rằng sẽ không có thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ nhưng có điều chỉnh nhẹ.
“Tuyển dụng lao động và nhu cầu trong nền kinh tế mạnh hơn tôi từng nghĩ. Lạm phát cơ bản cao hơn một chút cho thấy lộ trình chính sách cũng cao hơn một chút so với tháng 9”, ông John Williams nói vào tuần trước.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân – thước đo lạm phát chính của Fed – đã tăng 6% trong tháng 10, trong khi họ đặt mục tiêu lạm phát 2%. Một chỉ số phản ánh lạm phát khác là chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 sẽ được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/12, tức vào buổi sáng đầu tiên trong phiên họp chính sách sắp tới của Fed.
Các quan chức Fed có thể tranh luận vào tuần tới về việc cần tăng lãi suất bao nhiêu vào tháng 2/2023, với các quan điểm nhìn nhận về áp lực giá cơ bản. Trường hợp lạm phát chậm lại nhưng thị trường lao động vẫn thắt chặt, họ càng bị chia rẽ về cách tiến hành.
Một số có thể muốn mức tăng 50 điểm cơ bản nữa vào tháng 2 vì nhận thấy rủi ro lạm phát sẽ không giảm đủ trong năm tới. Những người khác thì xem lạm phát chủ yếu là do tắc nghẽn nguồn cung và thị trường nhà ở quá nóng. Họ cho rằng khi hoạt động nguội đi và những khó khăn trong chuỗi cung ứng giảm bớt, lạm phát sẽ giảm nhanh và xuống gần mức 2%. Vì vậy, họ sẽ tán thành chỉ tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 2.
Chủ tịch Fed Kansas City Esther George ủng hộ việc giảm tốc độ tăng lãi suất nhưng cho rằng cần có nhiều dấu hiệu suy yếu kinh tế hơn trước khi tranh luận về thời điểm dừng lại. “Đây thực sự không phải là lúc để bắt đầu suy đoán về điều đó vì chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tiến bộ mà chúng ta muốn”, bà nói.
Ông Powell cho rằng khó để đánh giá lãi suất cần tăng cao như thế nào để làm chậm nền kinh tế vì những khó khăn sau đại dịch trong việc dự báo lạm phát, tắc nghẽn nguồn cung và sự thay đổi của nhu cầu. “Chúng ta có nhiều suy nghĩ về điểm đến đó có thể là ở đâu, nhưng chúng ta có thể sai”, ông nói.
Ông Powell vạch ra hai chiến lược. Một là nhanh chóng tăng lãi suất lên trên mức 5% đã được dự đoán rộng rãi và sau đó hạ xuống ngay nếu phát hiện đã quá mạnh tay. Cách thứ hai là tăng chậm hơn nhưng giữ lãi ở mức cao lâu hơn. Hiện Chủ tich Fed đang nghiêng về phương án hai. “Chúng tôi sẽ không chỉ tăng lãi suất và cố gắng phá vỡ nền kinh tế rồi sau đó đi dọn dẹp nó”, ông nói.
Thị trường lao động vẫn là một nguồn gây lo ngại vì Fed sợ rằng giá cả vẫn sẽ tăng nhờ tăng trưởng thu nhập liên tục và nhu cầu mạnh mẽ của người lao động. Họ không thoải mái ngay cả khi các giám đốc điều hành và người lao động mong đợi lạm phát sẽ giảm trong vài năm tới.
“Khi mọi người bắt đầu nói: ‘Chà, tôi biết lạm phát sẽ giảm xuống 2%, nhưng hiện tại là 7%, và tôi cần tăng lương 7% để theo kịp’. Và sau đó công ty nói: ‘Chà, tôi không thể chịu được. Tôi phải chuyển cho khách hàng’. Hãy hình dung về điều này”, Thống đốc Fed Christopher Waller mô tả. Theo ông, đó là lúc mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tăng trưởng tiền lương tháng 11 có tốc độ cao nhất từ đầu năm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3,7%. Chủ tịch Fed New York John Williams dự kiến tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên từ 4,5% đến 5% vào năm tới, cao hơn dự đoán trước đó là 4,5%. Theo ông, nếu mọi việc suôn sẻ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh khoảng 4,5% và lạm phát quay đầu. Nhưng nó có thể phải cao hơn nếu lạm phát không hợp tác.
Ethan Harris, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Bank of America, cho biết những bình luận gần đây của các quan chức Fed cho thấy giờ họ đã nhận ra rằng phải chấp nhận thất nghiệp tăng lên đáng kể để đảm bảo tiền lương không trở thành một rắc rối cho lạm phát. “Fed không muốn nói thẳng rằng họ đã làm mọi thứ trở nên quá nóng và bây giờ sẽ sửa nó”, Harris nói.
Phiên An (theo WSJ)
LỊCH KINH TẾ HÔM NAY.
9/12/2022
Theo Lịch kinh tế | Tin tức tài chính | Giao dịch trên Mitrade