THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN DAO ĐỒNG NHẸ VỚI BIÊN ĐỘ KHÔNG QUÁ 5 USD/OZ SAU GIAI ĐOẠN GIẢM MẠNH GẦN 40 USD HỒI ĐẦU TUẦN. ĐỒNG DOLLAR CŨNG ĐỨNG YÊN CHỜ ĐỢI QUYẾT ĐỊNH CHÍNH THỨC TỪ CUỘC HỌP FOMC THÁNG 12 SẮP TỚI.
Cụ thể, giá vàng giao ngay lúc kết thúc phiên giao dịch ngày 6/12, tăng 0,2% lên 1771,60 USD môi oz, vàng kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 0,1% lên 1783,70 USD/oz.
Trong phiên hôm nay, giá Vàng Thế Giới tiếp tục dao động trong biên độ hẹp (khoảng 4-5 USD/oz). Trong phiên giao dịch hiện tại, mỗi oz Vàng trên sàn Thế Giới đang có giá khoảng 1770,5 USD/oz. Qui đổi tương đương theo tỷ giá hiện hành thì hiện nay, mỗi lượng Vàng Thế Giới có giá khoảng 51,8 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước hiện tại, tính trên một lượng Vàng, hai thị trường này hiện chênh nhau khoảng 15,35 triệu đồng.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.
Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số Dollar index, chỉ số so sánh sức mạnh đồng USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt, lúc kết thúc ngày 6/12 theo giờ Việt Nam ở mức 105,34, chỉ tăng 0,12% so với phiên liền trước. Mặc dù vậy, DXY vẫn tăng khoảng 10% trong năm nay. Hiện tại, chỉ số này đang ở mức 105,68 điểm.
Sau lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cộng gần 9 điểm cơ bản lên 3,588%. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn có thể tăng cao lãi suất trong đợt tới. Đây là nguyên nhân chính hỗ trợ đồng bạc xanh.
Chỉ số đồng đô la và đô la tương lai mỗi loại giảm 0,4% và được giao dịch ở mức yếu nhất kể từ cuối tháng 6, với việc các nhà đầu tư bám sát vào dự báo của Fed về các đợt tăng lãi suất nhỏ hơn trong thời gian tới.
Fitch giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ năm 2023 từ mức 0,5% xuống còn 0,2% “bởi tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ gia tăng”. Dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 cũng giảm từ 4,5% xuống còn 4,1% do “triển vọng phục hồi xây dựng nhà ở suy yếu”.
Báo cáo của Fitch Ratings cũng dự đoán lãi suất cơ bản do Fed ấn định sẽ đạt đỉnh ở mức 5% và trường hợp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là 3%.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ sẽ quyết định chính sách tiền tệ vào ngày 15 tháng 12. Các nhà giao dịch hiện kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm, lên 4,25-4,5%, và lãi suất cuối kỳ chỉ trên 5% vào tháng 5/2023.
Nhà phân tích tiền tệ You-Na Park-Heger của Commerzbank cho biết: “Nền kinh tế Mỹ càng mạnh mẽ thì càng có nhiều nghi ngờ về việc liệu họ có thực sự phải đối mặt với suy thoái vào năm tới hay không và liệu ngân hàng trung ương Mỹ có thực sự cắt giảm lãi suất cơ bản vào giai đoạn đó hay không”?
Đồng đô la Úc tăng 0,46% lên 0,6729 USD, phục hồi phần nào mức giảm 1,4% hôm thứ Hai khi RBA cho biết họ không nằm trong lộ trình định sẵn để thắt chặt chính sách nhưng lạm phát vẫn cao.
Matt Simpson, nhà phân tích cấp cao tại công ty môi giới City Index ở Brisbane, cho biết: “Mặc dù RBA đã công khai nói về việc tạm dừng, nhưng chúng tôi có thể không tiến gần đến mức tạm dừng như tôi nghĩ ban đầu”.
Đồng euro cũng gần như không thay đổi so với USD trong phiên vừa qua, ở mức 1,0492 USD/EUR, trong khi đồng đô la giảm nhẹ 0,1% so với đồng yên Nhật.
Nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu Constantinos Herodotou cho biết lãi suất sẽ tăng trở lại nhưng hiện đang ở “rất gần” mức trung lập.
Các đơn đặt hàng công nghiệp của Đức phục hồi nhiều hơn dự kiến trong tháng 10. Mặc dù vậy, điều đó cũng không hỗ trợ được cho euro tăng giá mạnh.
Đô la Úc giảm 0,1% xuống 0,6690 USD. Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) tăng lãi suất lần thứ 8 trong vòng nhiều tháng và cho biết họ không theo lộ trình định sẵn là chỉ thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng hiện lạm phát của Úc vẫn ở mức cao.
Đồng đô la tăng 0,6% so với đô la Canada trước khi Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) dự kiến sẽ quyết định tăng lãi suất vào thứ Tư (7/12). Các thương nhân đang định giá 73,3% khả năng BoC sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, mặc dù phần lớn các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến đang mong đợi mức tăng lãi suất là 50 điểm cơ bản.
Francesco Pesole, chiến lược gia ngoại hối của ING cho biết mức giá trần của phương Tây đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, có hiệu lực vào ngày 5/12, có thể sớm bắt đầu cho thấy tác động đối với thị trường năng lượng.
Ông nói: “Khi cộng thêm việc châu Âu dự kiến giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ, khả năng giá năng lượng sẽ có một đợt tăng giá mới nữa là rất thấp, nên không hỗ trợ được cho đồng euro – dễ gặp rủi ro.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lao dốc trong phiên vừa qua khi đồng đô la tăng mạnh, trong bối cảnh thị trường thận trọng cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể diễn ra từ từ và gập ghềnh ngay cả khi Bắc Kinh nới lỏng các chính sách nghiêm ngặt về COVID. Đồng nhân dân tệ giao ngay trên thị trường nội địa giảm 0,2% xuống 6,9738 CNY/USD, mặc dù ngân hàng trung ương Trung Quốc áp tỷ lệ lãi suất tham chiếu ở mức cao nhất trong hai tháng. Tuy nhiên, đồng tiền của Trung Quốc đã tăng gần 5% so với đồng đô la kể từ tháng 11 do kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng sẽ mở cửa trở lại. Một số nhà phân tích lập luận rằng bất chấp sự phục hồi gần đây được kích hoạt bởi hy vọng mở cửa trở lại nền kinh tế, đồng nhân dân tệ sẽ vẫn chịu áp lực giảm giá trong năm tới.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.
Trong phiên đầu sáng 7/12, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.658 VND mỗi USD, đi ngang so với phiên giao dịch trước. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 24.840 VND mỗi USD (bán ra).
Tỷ giá USD trong các Ngân hàng thương mại hôm nay được điều chỉnh tăng – giảm trái chiều nhau. Cụ thể, rạng sáng nay, tại Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.870 – 24.180 VND mỗi USD, đảo chiều tăng 110 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Ngân hàng BIDV giao dịch mua – bán USD ở mức 23.870 – 24.150 VND mỗi USD, cũng đảo chiều tăng 70 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 23.800 – 24.300 VND mỗi USD (mua – bán), không thay đổi giả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua – bán ở quanh mức 23.815 – 24.215 VND mỗi USD, đảo chiều tăng 15 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán. Tại TPBank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.735 – 24.275 VND mỗi USD, tăng 85 đồng/USD chiều mua nhưng giảm 25 VND mỗi USD chiều bán so với mức niêm yết trước.
Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.840 – 24.190 VND mỗi USD, giữ đà giảm 130 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 23.848 – 24.145 VND mỗi USD (mua – bán), giảm tiếp 130 VND mỗi USD chiều mua vào và giảm 145 VND mỗi USD chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Sáng nay, các ngoại tệ mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế tiếp tục được điều chỉnh theo chiều giảm giá. Cụ thể:
- Tỷ giá đồng Euro giữ đà giảm 36 VND mỗi EUR chiều mua và giảm 38 VND mỗi EUR chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.539 – 25.912 VND mỗi EUR.
- Tỷ giá đồng bảng Anh cũng giữ đà giảm 68 VND mỗi GBP chiều mua và giảm 71 VND mỗi GBP chiều bán, niêm yết tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 28.526 – 29.742 VND mỗi GBP.
- Tỷ giá đồng France Thụy Sĩ giảm tiếp 102 VND mỗi CHF chiều mua và giảm 107 VND mỗi CHF chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.827 – 25.885 VND mỗi CHF.
- Tỷ giá đồng Dollar Canada giảm 141 VND mỗi CAD chiều mua và giảm 148 VND mỗi CAD chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 17.221 – 17.954 VND mỗi CAD.
- Tỷ giá Dollar Úc, cũng giảm tiếp 110 VND mỗi AUD chiều mua vào và giảm 115 VND mỗi AUD chiều bán ra so với mức niêm yết trước, tại Vietcombank giao dịch cùng thời điểm trên mua – bán ở quanh mức 15.738 – 16.408 VND mỗi AUD.
- Tỷ giá Yên Nhật hôm nay giảm 1 VND mỗi JPY chiều mua và chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mốc 171 – 181 VND mỗi JPY.
CÁC ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.
1/ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ QUAN TRỌNG TẠI MỸ:
- Chỉ số Redbook (so với cùng kỳ năm trước) giảm xuống 5.7% trong tháng 12 từ mức 10.4% trước đó.
- Thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng lên 78,2 tỷ đô la trong tháng 10
Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ quốc tế của Hoa Kỳ (Mỹ) đã tăng 4 tỷ đô la lên 78,2 tỷ đô la trong tháng 10, dữ liệu do Cục thống kê dân số Hoa Kỳ và Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ đồng công bố hôm thứ 3. Con số này thấp hơn một chút so với mức kỳ vọng của thị trường là đạt mức thâm hụt 79,1 tỷ đô la.
“Xuất khẩu tháng 10 đạt 256,6 tỷ đô la, thấp hơn 1,9 tỷ đô la so với xuất khẩu tháng 9”, bản công bố cho biết thêm. “Nhập khẩu tháng 10 đạt 334,8 tỷ đô la, cao hơn 2,2 tỷ đô la so với nhập khẩu tháng 9.”
- Cán cân Thương mại đạt $-78.2B, vượt mức mong đợi ($-79.1B) trong tháng 10.
2/ Theo Phương Tây khó hạ gục kinh tế Nga bằng trần giá dầu – VnExpress– Phương Tây khó hạ gục kinh tế Nga bằng trần giá dầu.
Mức trần 60 USD/thùng phương Tây áp với dầu Nga khó tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính với nước này, nhưng có thể kiềm chế giá tăng vọt.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cùng các cường quốc thuộc nhóm G7 áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu mỏ của Nga. Quyết định được đưa ra sau khi Ba Lan, thành viên EU từng đề nghị mức giá trần 30 USD/thùng trong các cuộc đàm phán, cuối cùng đã nhất trí với mức trần cao hơn hôm 2/12.
Ý tưởng về việc áp giá trần, được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen thúc đẩy, nhằm hạn chế lợi nhuận mà Nga có thể thu được từ xuất khẩu dầu nhưng không tạo ra đứt gãy nghiêm trọng trong nguồn cung toàn cầu.
Giá trần sẽ là cơ sở cho lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 5/12, ngăn các công ty vận chuyển hoặc cung cấp bảo hiểm cho những lô dầu Nga được bán cao hơn giá đã định. Dầu mỏ Nga vận chuyển bằng đường biển chiếm 2/3 lượng nhập khẩu mặt hàng này của EU, số còn lại được chuyển qua đường ống.
John Kirby, điều phối viên chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết mức giá trần 60 USD là “phù hợp” và có thể đạt được mục tiêu là “cân bằng cung cầu nhưng cũng hạn chế khả năng thu lợi nhuận của Nga”.
“Khoảng một tháng trước, có những dấu hiệu cho thấy Nga bán dầu với mức giá 100 USD/thùng. Vì vậy, đây sẽ là một mức sụt giảm đáng kể”, ông nói.
Tuy nhiên, giá trần mà EU thống nhất cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất của Nga và gần với mức giá mà dầu mỏ Nga đang được giao dịch, đồng nghĩa nó có thể không mang lại nhiều tác động trực tiếp, giới phân tích nhận định. Giá dầu thô Urals của Nga hiện được giao dịch ở mức khoảng 65 USD/thùng.
“Con số 60 USD, ở điều kiện thị trường hiện tại, sẽ không gây hại cho Nga”, Simone Tagliapietra, chuyên gia về năng lượng từ viện nghiên cứu Bruegel, trụ sở tại Brussels, Bỉ, nhận xét. “Nó chủ yếu chỉ đáp ứng mong muốn của Mỹ là ngăn giá dầu tiếp tục tăng”.
Theo Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế ở Washington, mức giá trần 30 USD/thùng mới có thể “gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính với Nga”.
Trước khi mức giá trần được thống nhất, nhiều tranh cãi đã nổ ra bên trong EU đến mức nhiều người còn bi quan rằng châu Âu khó thông qua quyết định này. Maria Shagina, chuyên gia về lệnh trừng phạt tại Viện Chiến lược Quốc tế ở Berlin, Đức, nhấn mạnh tranh cãi về mức trần cho thấy mối bất đồng của phương Tây về mục tiêu theo đuổi: Làm tổn hại nền kinh tế Nga hay kiềm chế lạm phát.
Dù vậy, chính quyền Biden nhấn mạnh việc phương Tây có thể áp được giá trần với dầu mỏ Nga, qua đó cho phép tiếp tục duy trì dòng dầu từ Nga nhưng vẫn đảm bảo Moskva không hưởng lợi từ việc tăng giá, quan trọng hơn việc mức giá là bao nhiêu.
Theo Sergei Guriev, giám đốc Viện nghiên cứu Chính trị Paris, Pháp, tác động trực tiếp của biện pháp áp giá trần dầu Nga có thể không đáng kể, nhưng các lệnh cấm đi kèm với nó sẽ đẩy nền kinh tế Nga vào tình thế chưa từng có.
Khi EU hạn chế mua dầu, Nga sẽ phải chuyển phần lớn dầu thô của mình sang châu Á, phương án tốn kém hơn về chi phí và khiến Nga chịu thiệt hại khi phải bán dầu với mức chiết khấu cao, Guriev nói.
Janis Kluge, chuyên gia tại Viện các Vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức, nhận định Nga sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hướng tất cả lượng dầu bị cấm vận, ước tính khoảng 2,4 triệu thùng mỗi ngày, và có thể chứng kiến mức xuất khẩu giảm 10-20%. “Điều này sẽ khuếch đại những tác động đến triển vọng vốn đã không mấy sáng sủa đối với ngân sách Nga”, ông nói. “Theo thời gian, nó sẽ khiến áp lực tài chính gia tăng”.
Về kế hoạch áp giá trần, hiện EU vẫn chưa thể làm rõ những câu hỏi liên quan đến việc chính sách này sẽ được giải thích và thực thi thế nào.
Nga đã cảnh báo nếu biện pháp áp giá trần được áp dụng, Moskva sẽ trả đũa, có khả năng cắt nốt phần lượng khí đốt còn lại đang xuất khẩu sang châu Âu qua đường ống, trong bối cảnh lục địa này đang bước vào mùa đông và đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như chi phí sinh hoạt tăng cao. “Các công ty áp đặt giá trần sẽ không nhận được dầu Nga”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vào tháng 9.
Nếu Nga phản ứng bằng cách ngừng cung cấp dầu ra thị trường thế giới, phương Tây có thể bị ảnh hưởng. Nhưng Mỹ và các đồng minh tin rằng để có nguồn thu và duy trì nền kinh tế, Nga buộc phải tiếp tục bán dầu ra thị trường.
Theo các chuyên gia trong ngành, Nga và những bên mua dầu của họ vẫn có cách “lách giá trần”. Một trong số đó là tăng các khoản thanh toán khác, như trả cao hơn cho Nga khi nhập lúa mỳ hay những mặt hàng không bị trừng phạt. Điều này đã xảy ra vào những năm 1990, khi Liên Hợp Quốc tìm cách áp đặt mức giá trần tương tự với dầu Iraq.
Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác có thể tiếp tục mua dầu Nga mà không tuân thủ giá trần nếu chúng được vận chuyển hoặc bảo hiểm bởi các công ty ngoài châu Âu, điều mà một quan chức cấp cao từ Bộ Tài chính Mỹ nói rằng có thể sẽ khiến giá trở nên đắt hơn nhưng giúp họ không bị phạt.
Một phương án “lách luật” khác là Nga bán dầu thô theo giá trần, rồi xử lý hoặc tinh chế chúng bên ngoài lãnh thổ và tiếp tục bán lại với giá cao hơn. Theo hướng dẫn do Bộ Tài chính Mỹ ban hành, nguồn dầu được xử lý theo cách này sẽ không phải chịu lệnh trừng phạt.
Các công ty bị phát hiện cố ý vi phạm trần giá dầu sẽ bị cấm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho dầu Nga trong ba tháng, một hình phạt mà các nhà phê bình cho là quá nhẹ, khó giúp chính sách phát huy hiệu lực. Tuần trước, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson cũng phải thừa nhận rằng áp giá trần dầu “không phải viên đạn bạc” có thể đánh gục nền kinh tế Nga.
Vũ Hoàng (Theo Washington Post, AP)
3/ Theo EU xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt | baotintuc.vn– EU xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt.
Ngày 6/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt thấp hơn, ở mức 220 euro (231 USD), trong bối cảnh một tuần nữa là đến cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng được kỳ vọng giải quyết được vấn đề mức giá trần giá khí đốt gây chia rẽ sâu sắc giữa 27 nước thành viên.
Một số quốc gia EU, trong đó có Đức – nền kinh tế lớn nhất EU, đã phản đối ý tưởng về bất kỳ mức giá trần nào, cho rằng việc này có thể gây khó hơn cho việc bảo đảm nguồn cung. Trong khi đó, Bỉ, Italy và Ba Lan coi việc áp giá trần là cách để bảo vệ người tiêu dùng và nền kinh tế các nước này trước giá năng lượng quá cao.
Theo đề xuất được CH Séc, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU đưa ra vào tối 5/12, mức giá trần sẽ được áp dụng nếu giá khí đốt vượt quá 220 euro mỗi megawatt giờ (MWh) trong 5 ngày đối với giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan. Giá TTF, vốn là mức giá chuẩn của châu Âu, sẽ cần cao hơn 35 euro so với giá tham chiếu cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dựa trên nhiều đánh giá về giá LNG hiện có, để kích hoạt việc áp giá trần.
Đề xuất mới của Séc thấp hơn so với mức giá trần 275 euro/MWh mà Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất ngày 22/11.
Một số nhà ngoại giao EU cho rằng các nước thành viên vẫn không thay đổi quan điểm của mình và sẽ cần tiến hành cuộc họp khác vào ngày 19/12 sau cuộc họp cấp Bộ trưởng năng lượng EU ngày 13/12.
Dự kiến, các nhà ngoại giao EU ngày 7/12 sẽ thảo luận về đề xuất mới nhất này nhằm nỗ lực tiến gần hơn một thỏa thuận.
Minh Châu (TTXVN)
LỊCH KINH TẾ TRONG NGÀY 7/12
Theo Lịch kinh tế | Tin tức tài chính | Giao dịch trên Mitrade