TIN TỨC ĐẦU TƯ VÀNG 5/12

THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI TIẾP ĐÀ TĂNG TUẦN TRƯỚC, VƯỢT TRÊN MỐC QUAN TRỌNG 1800 USD/OZ. ĐỒNG DOLLAR TIẾP TỤC “MẤT SỨC HẤP DẪN” TRONG MẮT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TRƯỚC THỀM FOMC THÁNG 12.

Cụ thể, sau đà tăng mạnh vượt mốc 1800 USD/oz giai đoạn giữa tuần thì trong giai đoạn cuối phiên, giá Vàng Thế Giới thực hiện đợt điều chỉnh: Giá vàng giao ngay đã giảm 0,4% xuống còn 1794,96 USD/oz sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 10 tháng 8 là 1804,46 USD/oz. Giá vàng kỳ hạn tháng 2/2024 giảm 0,3% xuống còn 1809,6 USD mỗi oz.

Trong phiên hôm nay, mở đầu phiên giao dịch ngày 5/12, giá Vàng Thế Giới tiếp nối đà tăng mạnh mẽ tuần trước. Hiện tại, giá Vàng Thế Giới đã vượt qua mức cản rất quan trọng là 1800 USD/oz, với phiên hiện nay là 1807 USD mỗi oz. Tức khi qui đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện hành thì mỗi lượng Vàng trên sàn Thế Giới có giá khoảng 52,93 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước trong phiên hiện tại, tính trên mỗi lượng Vàng, hai thị trường này cách nhau khoảng 14,12 triệu đồng.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.

Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số Dollar Index, chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD với rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 104,51 điểm, giảm 0,22 điểm (tương đương 0,21%) so với phiên giao dịch trước. Hiện 1 euro đổi 1,054 USD. 1 bảng Anh đổi 1,229 USD. 1 USD đổi 134,3 yên. 1 USD đổi 1,347 đô la Canada. 1 đô la Úc đổi 0,679 USD, 1 USD đổi 0,937 France Thụy Sĩ.

Tỷ giá USD hôm nay về mức 104,5 điểm, giảm 1,55 điểm tương đương 1,37% so với đầu tuần trước. Đồng bạc xanh tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng qua sau khi dữ liệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh trong tháng 10, trong khi lạm phát vừa phải, làm tăng thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp đạt đỉnh lãi suất.

Bên cạnh đó, bài phát biểu mới đây của Chủ tịch Fed – Jerome Powell – cho rằng, việc tăng lãi suất của Mỹ có thể được thu hẹp lại ngay sau tháng 12 đã khiến USD sụt giảm mạnh.

Trước đó, tốc độ tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed đã đẩy đồng USD tăng vọt nên việc lãi suất hạ nhiệt cũng được xem là sẽ bắt đầu chu kỳ đi xuống của đồng bạc xanh.

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai quỹ Fed hiện đang định giá lãi suất cơ bản của Fed sẽ đạt mức cao nhất là 4,87% vào tháng 5, tăng từ mức 3,83% hiện nay.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.

Trong phiên đầu sáng 5/12, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.660 VND mỗi USD. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 24.840 VND mỗi USD (bán ra).

Tỷ giá USD trong các Ngân hàng thương mại hôm nay được niêm yết như sau: Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.930 – 24.240 VND mỗi USD.

Ngân hàng BIDV giao dịch mua – bán USD ở mức 23.950 – 24.230 VND mỗi USD. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 23.950 – 24.800 VND mỗi USD (mua – bán).

Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua – bán ở quanh mức 23.950 – 24.350 VND mỗi USD. Tại TPBank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.830 – 24.420 VND mỗi USD.

Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua – bán USD giao dịch ở mức 24.370 – 24.640 VND mỗi USD. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 23.978 – 24.290 VND mỗi USD (mua – bán).

Sáng nay, các ngoại tệ mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế được niêm yết như sau:

Tỷ giá đồng Euro giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.696 – 26.077 VND mỗi EUR.

Tỷ giá đồng bảng Anh niêm yết tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 28.770 – 29.995 VND mỗi GBP.

Tỷ giá đồng France Thụy Sĩ giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 25.109 – 26.178 VND mỗi CHF.

Tỷ giá đồng Dollar Canada tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 17.474 – 18.218 VND mỗi CAD.

Tỷ giá Dollar Úc, tại Vietcombank giao dịch cùng thời điểm trên mua – bán ở quanh mức 15.996 – 16.677 VND mỗi AUD.

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mốc 174 – 184 VND mỗi JPY.

CÁC ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.

1/ Theo TTXVN-  Đức, Pháp quyết tâm đưa lạm phát ở Eurozone trở lại mức 2%

Giới chức Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp ngày 4/12 tuyên bố hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu này quyết tâm đưa lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trở lại mức mục tiêu 2%.

Chú thích ảnh
Biểu tượng của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) . Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn truyền hình chung trên kênh Phoenix của Đức, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nỗ lực để kiểm soát tốc độ tăng giá cả phi mã hiện nay. Thống đốc Villeroy cho biết: “Chúng tôi sẽ đưa lạm phát trở lại mức 2% vào cuối năm 2024 hoặc 2025. Đây không chỉ là một dự báo hay dự đoán. Đây là một cam kết”.

ECB đã tăng lãi suất vay 3 lần liên tục với gần 200 điểm cơ bản kể từ tháng 7/2022. Dự kiến, giới chức ngân hàng lớn nhất châu Âu này sẽ ban hành một đợt tăng lãi suất khác cũng như nhất trí về các phương thức giảm khoảng 5 nghìn tỷ euro (5,3 nghìn tỷ USD) trái phiếu tại cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong gần 2 tuần tới.

Trước đó, ECB xác nhận lộ trình tăng lãi suất vẫn chưa chấm dứt, cho rằng: “Với lần tăng lãi suất chính sách thứ 3 liên tiếp vào các tháng 7, 9 và 10, Hội đồng Thống đốc đã đạt được tiến triển đáng kể trong việc rút dần các gói kích thích tiền tệ. Hội đồng Thống đốc dự kiến sẽ có thêm các đợt tăng lãi suất để đảm bảo lạm phát kịp thời trở lại mục tiêu trung hạn 2%”.

Lãnh đạo Ngân hàng Đức khẳng định: “Chúng tôi sẽ có những dự báo mới cho năm 2023, 2024 và lần đầu tiên cho năm 2025. Đây sẽ là cơ sở cho quyết định tiếp theo của chúng tôi. Rõ ràng là việc tăng lãi suất phải tiếp tục”. Trong khi đó, trả lời câu hỏi về việc lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong bao lâu, ông Villeroy thậm chí còn nói: “Đến chừng nào cần thiết”.

Trong bối cảnh các chính phủ đang sử dụng hàng trăm tỷ euro để bảo vệ doanh nghiệp và các hộ gia đình nhằm giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng, một trong những yếu tố mà các ngân hàng trung ương cho rằng có thể làm suy yếu nỗ lực dập tắt lạm phát, ông Nagel và ông Villeroy kêu gọi sớm quay trở lại ngân sách cân bằng hơn. Ông Nagel khẳng định: “Một tình huống đặc biệt sẽ là đặc biệt, nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ kết thúc. Tín hiệu từ chính sách tài khóa rõ ràng phải là việc quay trở lại ‘phanh nợ’ và tuân thủ các quy tắc tài khóa của châu Âu”.

Tỷ lệ lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 11/2022 đã giảm xuống mức 10%, thấp hơn mức cao kỷ lục 10,6% ghi nhận tháng trước. Đây là lần đầu tiên trong vòng 17 tháng, Eurozone ghi nhận lạm phát giảm. Tuy nhiên, mức lạm phát trên vẫn ở mức quá cao so với mức mục tiêu 2% của ECB đặt ra. Do đó, một số nhà hoạch định chính sách cho rằng ECB cần tăng mạnh lãi suất ngay cả khi lạm phát giảm để tránh thiệt hại do “vòng xoáy” giá cả và lương theo nhau tăng.

Phương Hoa (TTXVN)
2/ Theo TTXVN- OPEC+ quyết định duy trì chính sách sản lượng dầu hiện có.

Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+) đã quyết định giữ nguyên sản lượng dầu trong cuộc họp hôm 4/12, sau khi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đồng thuận về trần giá đối với dầu của Nga.

Chú thích ảnh
Bể chứa dầu tại cơ sở khai thác dầu ở Brega, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó vào tháng 10, OPEC+ đã “chọc giận” Mỹ và các quốc gia phương Tây khác với quyết định cắt giảm sản lượng dầu thêm 2 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 2% nhu cầu thế giới, có hiệu lực từ tháng 11/2022 đến hết năm 2023.

Sau khi quyết định này được đưa ra, Mỹ đã cáo buộc OPEC+ và một trong những nước dẫn dắt nhóm là Saudi Arabia là đứng về phía Nga bất chấp cuộc xung đột của nước này với Ukraine.

Tuy nhiên, OPEC+ lập luận rằng nguyên nhân khiến họ cắt giảm sản lượng là bởi vì triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu. Giá dầu đã giảm kể từ tháng 10/2022 giữa bối cảnh kinh tế Trung Quốc và toàn cầu tăng trưởng chậm lại và môi trường lãi suất cao hơn.

Hôm 2/12, các quốc gia G7 và Australia đã áp trần giá dầu ở mức 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga, trong một động thái nhằm hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của “xứ Bạch dương” đồng thời vẫn duy trì dòng chảy dầu của Nga trên thị trường toàn cầu.

Nga cho biết họ sẽ không bán dầu dưới mức trần và đang tìm cách ứng phó.

Nhiều nhà phân tích và các bộ trưởng OPEC cho rằng việc áp giá trần là khó hiểu và có thể không hiệu quả vì Nga đang bán phần lớn dầu của mình cho các nước như Trung Quốc và Ấn Độ.

Phương Nga (TTXVN)
LỊCH KINH TẾ TRONG NGÀY.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x