TIN TỨC ĐẦU TƯ VÀNG 4/1

THỊ TRƯỜNG VÀNG TĂNG MẠNH VỀ CỘT MỐC “QUAN TRỌNG”

Cụ thể, trên thị trường Vàng Thế Giới, trong phiên giao dịch cuối ngày 3/1, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.838,56 USD/oz, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 6, là 1.849,89 USD; vàng kỳ hạn tháng 2/2023 tăng 1,1% lên 1.846,1 USD.

Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường Vàng tiếp tục tăng mạnh mẽ. Trong phiên hiện nay, mỗi oz Vàng trên sàn Thế Giới niêm yết ở mức khoảng 1857 USD. Tức khi qui đổi tương đương theo tỉ giá ngoại tệ hiện hành thì mỗi lượng Vàng trên sàn Thế Giới có giá khoảng 53,192 triệu VND (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước trong phiên hiện nay, tính trên một lượng Vàng, hai thị trường hiện chênh nhau khoảng 14,100 triệu VND.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.

Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số Dollar index, chỉ số so sánh đồng USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc phiên 3/1 tăng 0,82% lên 104,49. Tuy nhiên, ông Rai của CIBC Capital Markets cảnh báo không nên quá chú ý đến những động thái thị trường lúc này bởi thanh khoản tương đối mỏng khi các nhà đầu tư mới quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Dữ liệu hôm qua cho thấy chi tiêu xây dựng của Mỹ bất ngờ tăng trở lại vào tháng 11 chủ yếu do các lĩnh vực phi nhà ở, trong khi hoạt động xây dựng nhà riêng tiếp tục bị cản trở bởi lãi suất thế chấp tăng cao.

Trong phiên vừa qua, đồng bạc xanh có thể cũng được hỗ trợ tăng giá bởi hoạt động mua các tài sản an toàn sau khi dữ liệu trước đó cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm với tốc độ mạnh trong tháng 12 do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng làm gián đoạn sản xuất và ảnh hưởng tới nhu cầu.

Đô la Úc và Đô la New Zealand, vốn nhạy cảm với sự tăng trưởng của Trung Quốc, đều giảm khoảng 0,90% trong phiên này.

Đồng euro cũng giảm 0,92% xuống còn 1,0567 USD/EUR sau khi dữ liệu lạm phát các tiểu bang của Đức cho thấy áp lực giá cả đã giảm trong tháng 12, cho thấy lạm phát trên toàn quốc cũng có thể chậm lại tháng thứ hai liên tiếp, một phần do Chính phủ đã thanh toán một lần hóa đơn năng lượng cho các gia đình.

Ngân hàng Scotiabank lưu ý rằng tháng 1 thường là tháng mà đồng USD mạnh lên.

“Sự khởi đầu mạnh mẽ cho năm dương lịch mới đối với USD rất phù hợp với các xu hướng theo mùa dài hạn (và ngắn hạn) từ trước tới nay, thường chứng kiến sự phục hồi của USD vào tháng 1 – tháng mạnh nhất năm trong hơn 25 năm qua”, Shaun Osborne, giám đốc chiến lược ngoại hối của Scotiabank, cho biết.

Ông Osborne nói thêm rằng sự suy yếu gần đây của đồng bạc xanh cũng có khả năng bị lạm dụng trong ngắn hạn.

Trong khi đó, đồng yên JPY đã giảm nhẹ vào lúc kết thúc phiên 3/1, xuống 130,77 JPY/USD, sau khi trước đó trong cùng phiên có lúc đạt mức cao nhất 6 tháng, là 129,51 JPY.

Đồng yen tăng mạnh trong gần suốt phiên sau khi báo cáo của Nikkei công bố hôm thứ Bảy (31/12) cho biết Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đang xem xét nâng dự báo lạm phát vào tháng 1 để cho thấy mức tăng giá cả trong năm tài chính 2023 và 2024 gần với mục tiêu 2%.

Suy đoán rằng BOJ chuẩn bị bắt đầu chuyển khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo bằng động thái đột mở rộng phạm vi trần lãi suất đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm vào tháng 12 vừa qua.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc phiên vừa qua – phiên giao dịch đầu tiên của năm mới – tăng mạnh lên mức cao nhất trong 4 tháng bởi sự lạc quan của nhà đầu tư rằng sự phục hồi kinh tế trong nước có thể diễn ra sớm hơn dự kiến.

Một số người dân ở các thành phố của Trung Quốc đã trở lại hoạt động bình thường trong tuần này và những người tham gia thị trường cũng đã dần hồi phục sau khi bị nhiễm COVID và quay trở lại sàn giao dịch, các nhà giao dịch tiền tệ cho biết, đồng thời lưu ý rằng các hoạt động giao dịch sôi động hơn so với cuối năm ngoái.

Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ trong nước mở cửa phiên 3/1 ở mức 6,9200 đổi một đô la và tăng lên 6,8785, mức cao nhất kể từ ngày 26 tháng 8 năm 2022. Cuối phiên, CNY hạ nhiệt xuống 6,8795 CNY, vẫn tăng 205 pip so với phiên giao dịch liền trước. Trên thị trường quốc tế, nhân dân tệ cũng chạm mức cao nhất trong hơn bốn tháng trước khi giao dịch ở mức 6,882 CNH/USD vào cuối phiên.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.

Tỷ giá USD sáng nay (4/1), thị trường tự do và ngân hàng thương mại đều đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ngày 4/1 ở mức 23.603 đồng, giảm 3 đồng so với mức công bố trước.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước. Cụ thể, lúc 9 giờ 2 phút, Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.350 – 23.700 VND mỗi USD, giảm mạnh 60 VND mỗi USD cả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.

BIDV niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.410 – 23.690 VND mỗi USD, nhích tăng 5 VND mỗi USD cả chiều mua và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Techcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.374 – 23.710 VND mỗi USD, giảm mạnh 30 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Eximbank niêm yết giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.360 – 23.650 VND mỗi USD, giảm mạnh 30 VND mỗi USD chiều mua và giảm 50 VND mỗi USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

Tỷ giá USD trên thị trường tự do sáng nay cũng đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước. Tại thị trường Hà Nội, lúc 9 giờ 5 phút, đồng USD giao dịch (mua – bán) ở quanh mức 23.730 – 23.780 VND mỗi USD, giảm mạnh 41 VND mỗi USD chiều mua và giảm 31 VND mỗi USD chiều bán ra so với phiên trước.

Đồng USD trên thị trường thế giới, vẫn tăng trong giỏ thanh toán quốc tế. Cụ thể, chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt sáng nay tăng 0,69% so với phiên trước lên mức 104.470 điểm, vào lúc 9 giờ 5 phút (giờ Hà Nội).

 

Tỷ giá các ngoại tệ mạnh khác trong giỏ thanh toán quốc tế tại Vietcombank hôm nay đồng loạt giảm mạnh khi đồng USD tăng cao trên thị trường quốc tế.

Cụ thể, tỷ giá đồng EUR đảo chiều giảm mạnh 310 VND mỗi EUR chiều mua và giảm 305 VND mỗi EUR chiều bán ra so với phiên trước, giao dịch mua – bán tại Vietcombank quanh mức 24.190– 25.566 VND mỗi EUR.

Đồng bảng Anh đảo chiều giảm mạnh 208 VND mỗi GBP chiều mua và giảm 192 VND mỗi GBP chiều bán so với chốt phiên trước, tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 27.467 – 28.662 VND mỗi GBP.

Tỷ giá đồng france Thụy Sĩ, giảm mạnh 342 VND mỗi CHF chiều mua và giảm 335 VND mỗi CHF chiều bán so với chốt phiên trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.525 – 25.592 VND mỗi CHF.

Đồng đô la Canada, giảm mạnh 137 VND mỗi CAD chiều mua và giảm 128 VND mỗi CAD chiều bán so với chốt phiên trước, giao dịch mua – bán tại Vietcombank ở quanh mức 16.783 – 17.513 VND mỗi CAD.

Tỷ giá đô la Úc, đảo chiều giảm mạnh 152 VND mỗi AUD chiều mua và giảm 144 VND mỗi AUD chiều bán so với chốt phiên trước, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 15.447 – 16.120 VND mỗi AUD.

Tỷ giá yên Nhật giảm 1 đồng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước, giao dịch mua – bán quanh mốc 164 – 174 VND mỗi JPY.

TIN TỨC ĐẦU TƯ.

1/ Theo Triển vọng kinh tế Eurozone có thể khả quan hơn dự báo | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus) Triển vọng kinh tế Eurozone có thể khả quan hơn dự báo

Hoạt động sản xuất tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 12/2022 giảm nhẹ hơn so với mức được dự báo trước đó, trong bối cảnh sức ép giá cả dịu xuống.
Trien vong kinh te Eurozone co the kha quan hon du bao hinh anh 1Đồng euro. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo dữ liệu khảo sát của hãng S&P Global, hoạt động sản xuất tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 12/2022 giảm nhẹ hơn so với mức được dự báo trước đó, trong bối cảnh sức ép giá cả dịu xuống.

Với kết quả này, nguy cơ suy thoái của kinh tế khu vực được cho là sẽ nhẹ nhàng hơn dự báo.

Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Eurozone trong tháng 12 năm ngoái tăng lên 49,3 điểm so với 47,8 điểm trong tháng 11.

PMI nằm dưới mức 50 điểm, ngưỡng phân định giữa tăng trưởng và suy giảm, kể từ tháng 7/2022, tuy nhiên chỉ số này trong tháng 12 ở mức cao nhất trong 5 tháng.

[ECB tin tưởng thành công trong cuộc chiến chống lạm phát]

PMI ngành dịch vụ then chốt của Eurozone tăng từ 48,5 trong tháng 11 lên 49,8 trong tháng 12. Dù vẫn ở mức cao, sức ép về giá trong tháng 12 đã giảm trong ngành này. Chỉ số giá đầu ra giảm từ 62,3 – mức thấp nhất kể từ tháng 8/2022, xuống 61.

Đây có thể là tin vui cho các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vốn đang tìm cách kiềm chế lạm phát leo thang bằng việc siết chặt chính sách tiền tệ.

Nhà kinh tế cấp cao tại S&P Global, ông Joe Hayes nhận định kinh tế Eurozone tiếp tục suy giảm trong tháng 12/2022, nhưng với mức độ giảm vừa phải trong tháng thứ hai liên tiếp, tạm thời cho thấy kinh tế giảm nhẹ hơn so với dự báo trước đó.

Tuy nhiên, các kết quả thăm dò cũng cho thấy kinh tế của khu vực này chưa thể sớm trở lại đà tăng trưởng tốt và ổn định.

Một cuộc thăm dò do hãng tin Reuters thực hiện tháng 12 năm ngoái dự báo kinh tế Eurozone giảm 0,3% trong quý 4/2022 và giảm 0,4% trong quý 1/2023./.

Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)
2/ Theo Giá dầu thế giới giảm hơn 4% do lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)

Giá dầu thế giới giảm hơn 4% do lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 2/2023 giảm xuống còn 76,93 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York; trong khi giá dầu Brent giảm còn 82,1 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE London.
Gia dau the gioi giam hon 4% do lo ngai suy thoai kinh te gia tang hinh anh 1Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở British Columbia, Canada. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giá dầu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/1 trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 2/2023 giảm 3,33 USD (4,15%) xuống 76,93 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu Brent giao tháng 3/2023 cũng giảm 3,81 USD (4,43%) xuống 82,1 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE London.

Giá dầu giảm do các thương nhân lo lắng về triển vọng nhu cầu ảm đạm khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại.

[Giá dầu tại châu Á phiên 3/1 biến động trong biên độ hẹp]

Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vừa cảnh báo rằng năm 2023 sẽ “khó khăn” hơn với lưu ý rằng một phần ba nền kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái.

Đồng USD cũng tăng giá mạnh. Chỉ số đồng USD, thước đo của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chủ chốt, đã tăng 0,95% vào cuối phiên giao dịch hôm thứ Ba (3/1). Giá dầu thông thường diễn biến tỷ lệ nghịch với đồng USD./.

Vân Anh (TTXVN/Vietnam+)
3/ Theo Tổng giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu 2023 sẽ khó khăn hơn – VnExpress Kinh doanh- Tổng giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu 2023 sẽ khó khăn hơn

Các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều đang suy yếu trong 2023, theo đánh giá của lãnh đạo IMF.

Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva vừa cảnh báo, kinh tế thế giới trong năm mới sẽ đối diện với nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân là ba nền kinh tế lớn gồm Mỹ, châu Âu và Trung Quốc – vốn là động lực chính của tăng trưởng, đều đang giảm tốc.

Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: Reuters

Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh: Reuters

Bà Georgieva cho biết, lần đầu tiên sau 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 có thể bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Ngoài ra, các ca nhiễm Covid-19 dự kiến bùng phát tại đây trong những tháng tới có thể tác động đến nền kinh tế tỷ dân trong năm nay, từ đó ảnh hưởng chung đến kinh tế thế giới.

“Tuần trước, nơi tôi sống không có ca nhiễm Covid-19. Nhưng điều này sẽ không kéo dài khi mọi người bắt đầu đi du lịch”, bà Georgieva cho biết sau chuyến công tác Trung Quốc cuối tháng 12.

Trong khi đó, bà cho biết, kinh tế Mỹ có thể thoát khỏi đình trệ nhờ vào thị trường lao động mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giữ ổn định ở mức 3,7% trong tháng 11/2022 và tạo ra thêm 263.000 việc làm mới, theo số liệu báo cáo việc làm hàng tháng công bố ngày 2/12. Các nhà kinh tế cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ không thay đổi và nước này sẽ có thêm 185.000 việc làm.

“Mỹ có khả năng phục hồi đáng kể”, đại diện IMF nói. Tuy nhiên, thực tế này cũng tiềm ẩn rủi ro vì nó có thể cản trở quá trình Fed cần đạt được trong việc đưa lạm phát của Mỹ trở lại mục tiêu.

Trong khi đó, bà Georgieva cho biết, một nửa Liên minh châu Âu (EU) sẽ suy thoái kinh tế trong năm sau. Ngoài ra, triển vọng của các thị trường mới nổi có thể còn tồi tệ hơn vì mức nợ và việc đồng USD mạnh lên. Theo IMF, một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm 2023.

Vào tháng 10, IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023 xuống còn 2,7%, phản ánh sự kéo dài liên tục của cuộc chiến ở Ukraine cũng như áp lực lạm phát và lãi suất cao. Nếu không tính khủng hoảng tài chính toàn cầu và năm đại dịch lên đỉnh điểm, đây sẽ là năm tệ nhất của kinh tế thế giới kể từ 2001.

Đức Minh (theo Reuters)

LỊCH KINH TẾ TRONG NGÀY.

4/1/2023

Theo Lịch Kinh tế – Các sự kiện Kinh tế Thế giới — TradingView

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x