TIN TỨC ĐẦU TƯ VÀNG 3/12

THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI KẾT THÚC TUẦN TĂNG MẠNH SÁT MỨC QUAN TRỌNG 1800 USD/OZ. ĐỒNG USD MẤT SỨC HẤP DẪN SAU NHỮNG PHÁT BIỂU “BỒ CÂU” CỦA CÁC QUAN CHỨC CẤP CAO FED TRƯỚC THỀM FOMC THÁNG 12.

Cụ thể, trong phiên giao dịch kết thúc tuần này (28/11-3/12), giá Vàng Thế Giới dừng lại ở mức 1798,3 USD/oz, hợp đồng vàng tương lai mất 0.31% còn 1809.6 USD/oz. Tính theo tỷ giá hiện hành, mỗi lượng Vàng Thế Giới có giá khoảng 52,75 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước hiện tại, tính trên một lượng Vàng, hai thị trường hiện chênh nhau khoảng 14,205 triệu đồng.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.

Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số Dollar Index (DXY), chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD với rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 105,39 điểm, tăng 0,66 điểm (tương đương 0,63%) so với phiên giao dịch trước. Hiện 1 euro đổi 1,045 USD. 1 bảng Anh đổi 1,216 USD. 1 USD đổi 135,72 yên. 1 USD đổi 1,349 đô la Canada. 1 đô la Úc đổi 0,675 USD, 1 USD đổi 0,942 France Thụy Sĩ.

Tỷ giá USD hôm nay lấy lại đà tăng giá. Thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất cùng với những tin tức kinh tế của Mỹ vừa được công bố tốt xấu đan xen khiến đồng bạc xanh ổn định hơn.

Cụ thể, chi tiêu người tiêu dùng tăng 0,8% trong tháng, cao hơn mức tăng 0,6% trong tháng 9. Bên cạnh đó, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0,3% sau khi tăng với mức tương tự trong tháng 9. Trong 12 tháng, tính đến tháng 10, chỉ số giá PCE đã tăng 6% sau khi tăng 6,3% trong tháng 9.

Các dữ liệu khác được công bố vào hôm 1/12 cũng cho thấy, hoạt động sản xuất của Mỹ giảm lần đầu tiên sau 2,5 năm vào tháng 11 và chi tiêu xây dựng của Mỹ giảm trong tháng 10.

Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai quỹ Fed hiện đang định giá lãi suất cơ bản của Fed sẽ đạt mức cao nhất là 4,87% vào tháng 5, tăng từ mức 3,83% hiện nay.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.

Trong phiên đầu sáng 3/12, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.660 VND mỗi USD, giảm tiếp 2 VND mỗi USD so với phiên giao dịch trước. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 24.840 VND mỗi USD (bán ra).

Tỷ giá USD trong các Ngân hàng thương mại hôm nay tiếp tục được điều chỉnh theo chiều giảm giá. Cụ thể, rạng sáng nay, tại Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.930 – 24.240 VND mỗi USD, giữ đà giảm mạnh 400 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.

Ngân hàng BIDV giao dịch mua – bán USD ở mức 23.950 – 24.230 VND mỗi USD, cũng giữ đà giảm mạnh 420 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 23.950 – 24.800 VND mỗi USD (mua – bán), giảm tiếp 400 VND mỗi USD chiều mua nhưng đi ngang chiều bán so với mức niêm yết trước.

Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua – bán ở quanh mức 23.950 – 24.350 VND mỗi USD, cũng giảm tiếp 330 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán. Tại TPBank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.830 – 24.420 VND mỗi USD, giảm 385 VND mỗi USD chiều mua và giảm 315 VND mỗi USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua – bán USD giao dịch ở mức 24.370 – 24.640 VND mỗi USD, giảm tiếp 140 VND mỗi USD chiều mua và giảm 160 VND mỗi USD chiều bán. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 24.108 – 24.420 VND mỗi USD (mua – bán), giữ đà giảm 254 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Sáng nay, các ngoại tệ mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế hầu hết được điều chỉnh theo chiều giảm giá. Cụ thể:

Tỷ giá đồng Euro đảo chiều giảm 214 VND mỗi EUR chiều mua và giảm 226 VND mỗi EUR chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.696 – 26.077 VND mỗi EUR.

Tỷ giá đồng bảng Anh cũng đảo chiều giảm 191 VND mỗi GBP chiều mua và giảm 200 VND mỗi GBP chiều bán, niêm yết tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 28.770 – 29.995 VND mỗi GBP.

Tỷ giá đồng France Thụy Sĩ giảm 193 VND mỗi CHF chiều mua và giảm 200 VND mỗi CHF chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 25.109 – 26.178 VND mỗi CHF.

Tỷ giá đồng Dollar Canada đảo chiều giảm 306 VND mỗi CAD chiều mua và giảm 319 VND mỗi CAD chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 17.474 – 18.218 VND mỗi CAD.

Tỷ giá Dollar Úc, cũng đảo chiều giảm 237 VND mỗi AUD chiều mua vào và giảm 247 VND mỗi AUD chiều bán ra so với mức niêm yết trước, tại Vietcombank giao dịch cùng thời điểm trên mua – bán ở quanh mức 15.996 – 16.677 VND mỗi AUD.

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay tăng 1 VND mỗi JPY chiều mua và chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mốc 174 – 184 VND mỗi JPY.

CÁC ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.

1/ Các chỉ số kinh tế quan trọng vừa công bố: 

  • Tại Mỹ: Tỷ lệ Thất nghiệp đạt mức dự đoán (3.7%) trong tháng 11.
  • Tại Mỹ: Thu nhập Trung bình theo giờ (so với tháng trước) vượt mức mong đợi (0.3%) trong tháng 11: Thực tế (0.6%).
  • Nóng: Tại Mỹ: Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng 263.000 trong tháng 11 so với mức dự kiến là 200.000.
  • Tại Mỹ: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm xuống 62.1% trong tháng 11 từ mức 62.2% trước đó.
  • Tại Mỹ: Số giờ trung bình hàng tuần đạt 34.4 thấp hơn mong đợi (34.5) trong tháng 11.
  • Tại Mỹ: Thu nhập trung bình theo giờ (so với cùng kỳ năm trước) vượt mức dự đoán (4.6%) trong tháng 11: Thực tế (5.1%).
  • Tại Mỹ: Tỷ lệ thiếu việc làm giảm từ mức 6.8% trước đó xuống 6.7% trong tháng 11.

=> TIẾN ĐỘ KIỂM SOÁT “LẠM PHÁT” ĐẠT KÌ VỌNG CÙNG VỚI CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ ĐÁNG “BÁO ĐỘNG” KHIẾN FED SẼ KHÔNG CÒN MẠNH TAY VỚI LÃI SUẤT NHƯ TRƯỚC NỮA. MỨC KÌ VỌNG TRONG FOMC THÁNG 12 SẼ LÀ 25-50 ĐIỂM CƠ BẢN.

2/ Theo TTXVN- WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022.

Trong một báo cáo về vấn đề di cư và phát triển vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết lượng kiều hối đổ về các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2022 sẽ tăng 5% so với năm ngoái lên 626 tỷ USD, bất chấp những khó khăn về kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn cầu.

Chú thích ảnh
Đồng đôla Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% ghi nhận trong năm 2021.

Giám đốc toàn cầu về bảo trợ xã hội và việc làm tại WB, ông Michal Rutkowski nhận xét: “Những người di cư giúp xoa dịu các thị trường lao động đang thắt chặt ở các nước sở tại trong khi hỗ trợ gia đình của chính họ thông qua kiều hối. Các chính sách bảo trợ xã hội toàn diện đã giúp người lao động vượt qua những khó khăn về thu nhập và việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các chính sách như vậy có tác động toàn cầu thông qua kiều hối và chúng cần phải được tiếp tục”.

Theo một báo cáo trước đó của WB, lượng kiều hối toàn cầu chuyển về các nước nghèo và thu nhập trung bình đã tăng lên 589 tỷ USD vào năm 2021. Năm điểm đến phổ biến nhất của dòng kiều hối toàn cầu là Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines và Ai Cập. Báo cáo cho hay việc mở cửa trở lại các nền kinh tế sở tại khi đại dịch COVID-19 dần lắng dịu đã hỗ trợ người di cư có việc làm và tạo điều kiện cho họ tiếp tục giúp đỡ gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên, giá cả tăng cao cũng đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập thực tế của người di cư.

WB cho biết thêm dòng kiều hối ước sẽ tăng lần lượt 9,3% ở Mỹ Latinh và Caribea, 3,5% ở Nam Á, 2,5% tại Trung Đông-Bắc Phi và 0,7% ở Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay. Mức tăng trưởng kiều hối của Trung Đông-Bắc Phi năm 2022 sẽ chậm hơn so với năm 2021 và ở mức dự kiến 63 tỷ USD, chủ yếu do thu nhập từ tiền lương thực tế của người di cư tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sụt giảm. Dòng kiều hối chuyển về khu vực châu Phi phía Nam Sahara có thể sẽ tăng 5,2% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm ngoái.

Báo cáo của WB cho rằng tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng và y tế của các nền kinh tế có thu nhập cao và giá dầu cao hơn vốn đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia vùng Vịnh đã thúc đẩy nhu cầu về lao động trong năm 2022, qua đó làm gia tăng nguồn kiều hối đổ về khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Nguyễn Trường ( P/v TTXVN tại Cairo)
3/ Theo TTXVN- Ba Lan, EU đạt thỏa thuận áp trần giá dầu mỏ của Nga ở mức 60 USD/thùng.

Đại sứ Ba Lan tại Liên minh châu Âu (EU) Andrzej Sados ngày 2/12 thông báo nước này đã nhất trí với thỏa thuận của khối áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga vận chuyển bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng, qua đó cho phép EU hướng tới mục tiêu chính thức thông qua thỏa thuận vào cuối tuần này.

Chú thích ảnh
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Ba Lan đã trì hoãn phê duyệt thỏa thuận để nghiên cứu cơ chế điều chỉnh nhằm giữ mức trần thấp hơn giá thị trường. Vacsava thúc đẩy những cuộc đàm phán để mức giá trần càng thấp càng tốt với mục tiêu cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga.

Đại sứ Sados cho biết cơ chế trong thỏa thuận cuối cùng sẽ giữ mức giá trần thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường. Theo ông, EU hiện có thể ban hành văn bản để tất cả 27 quốc gia thành viên chính thức phê duyệt thỏa thuận và công bố trong ngày 4/12 tới, một ngày trước khi lệnh cấm vận của của EU đối với dầu mỏ của Nga chính thức có hiệu lực.

Giới hạn giá đối với dầu mỏ của Nga là ý tưởng được Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất nhằm giảm thu nhập của Moskva từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, đồng thời ngăn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12. Giới hạn giá của G7 sẽ cho phép các quốc gia ngoài EU tiếp tục nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga bằng cách sử dụng các dịch vụ bảo hiểm và hàng hải của phương Tây, miễn là các nước này không thanh toán ở mức giá cao hơn so với giới hạn được đưa ra.

Mức giới hạn ban đầu do G7 đề xuất là 65-70 USD/thùng mà không có cơ chế điều chỉnh. Vì dầu thô Urals của Nga đã được giao dịch thấp hơn mức giá này nên Ba Lan, Litva và Estonia thúc đẩy hạ giá trần xuống thấp hơn. Nội bộ EU đã tranh luận suốt nhiều ngày về các chi tiết, trong đó bổ sung những điều kiện khác vào thỏa thuận. Một số nguồn thạo tin tiết lộ phương Tây sẽ xem xét lại mức giá trần vào giữa tháng 1/2023 và sau đó thực hiện công tác đánh giá theo tần suất lại 2 tháng/lần.

Phản ứng trước động thái của EU, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 30/11 cho rằng chính sách áp giá trần đối với dầu mỏ của nước này có thể làm phức tạp thêm tình hình thị trường toàn cầu và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mọi quốc gia.

Bà Zakharova nhấn mạnh “chúng tôi đã nhiều lần khẳng định các biện pháp như vậy không chỉ là một cơ chế phi thị trường mà còn là chống lại thị trường, phá hủy chuỗi cung ứng và có thể làm phức tạp đáng kể tình hình trên thị trường năng lượng toàn cầu”. Người phát ngôn trên tuyên bố Nga sẽ không cung cấp dầu mỏ cho các quốc gia ủng hộ sáng kiến chống lại Moskva này. Theo bà, đây là hành động nhằm vào Nga nhưng có thể tác động đến nhiều nước khác.

Ngọc Biên (TTXVN)
4/ Theo TTXVN- OPEC+ có thể cân nhắc cắt giảm sản lượng nhiều hơn tại cuộc họp tháng 12

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x