TIN TỨC ĐẦU TƯ VÀNG 3/1

THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI TĂNG MẠNH MẼ TRONG PHIÊN GIAO DỊCH ĐẦU NĂM 2023.

Cụ thể, trong phiên giao dịch sáng ngày 3/1, thị trường Vàng tăng 3 USD/oz, lên 1.827,8 USD/oz, có lúc tăng vọt lên mức 1.833 USD/oz.

Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường Vàng tiếp tục tăng mạnh mẽ. Trong phiên hiện nay, mỗi oz Vàng trên sàn Thế Giới niêm yết ở mức khoảng 1833 USD. Tức khi qui đổi tương đương theo tỉ giá ngoại tệ hiện hành thì mỗi lượng Vàng trên sàn Thế Giới có giá khoảng 52,554 triệu VND (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước trong phiên hiện nay, tính trên một lượng Vàng, hai thị trường hiện chênh nhau khoảng 14,546 triệu VND.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.

Đồng dollar Mỹ: Trong phiên giao dịch đầu ngày 3/1 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) duy trì mốc 103,49.  Hiện nay chỉ số này ở mức 104,779 điểm . Hiện 1 euro đổi 1,070 USD. 1 bảng Anh đổi 1,208 USD. 1 USD đổi 131,1 yên. 1 USD đổi 1,355 đô la Canada. 1 đô la Úc đổi 0,681 USD.

Tỷ giá USD hôm nay đã kết thúc giao dịch của năm 2022 với mức tăng 7,9% hằng năm so với loạt tiền tệ khác – mức tăng hàng năm lớn nhất trong vòng 7 năm qua.

Nếu không kể đến sự sụt giảm mạnh trong quý cuối cùng của năm vừa qua thì năm 2022 đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc đối với đồng bạc xanh. Nó phần lớn được hậu thuẫn bởi việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay tăng lãi suất khủng trong suốt cả năm, giúp hỗ trợ lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng mạnh vào năm 2022.

Chỉ số DXY đã dao động trong phạm vi rộng từ 103,50 – 105 trong suốt tháng cuối cùng của năm 2022. Biên độ này có thể tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, do khối lượng giao dịch giảm trong kỳ nghỉ lễ đầu năm mới.

Trong ngắn hạn, Chỉ số này cần có một cú bứt phá, hoặc là chọc thủng mốc hỗ trợ 103,50, hoặc mốc kháng cự 105 để xác định rõ xu hướng trong thời gian tới. Việc rớt khỏi mốc 103,50 sẽ kéo chỉ số DXY xuống vùng 102,50-102 – vùng hỗ trợ quan trọng. Ngược lại, nếu chỉ số này tăng vượt mốc 105, nó sẽ mở đường cho đà tăng tiến tới vùng 106-107.

Ulrich Leuchtmann, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại Commerzbank, cho biết: “Chỉ số USD dù đã rất nỗ lực để phục hồi nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, nó đang mất đi một phần sức mạnh mà nó đã đạt được trong năm ngoái”. “Sau cuộc họp gần đây nhất của Fed, thị trường cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2023. Đây sẽ là một năm thú vị”, ông nhận định.

Sau khi tăng lãi suất tổng cộng 425 điểm cơ bản kể từ tháng 3 để kiềm chế lạm phát, Fed đã bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất. Việc Fed thắt chặt chính sách đã giúp chỉ số DXY tăng gần 8% vào năm ngoái, đánh dấu bước nhảy vọt hàng năm lớn nhất kể từ năm 2015. Thị trường hiện đang tập trung vào các ngân hàng trung ương lớn, các dấu hiệu lạm phát, cũng như các tín hiệu về suy thoái có thể kéo dài và sâu.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva hôm 1/1 cho biết, năm 2023 sẽ là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, “sức mạnh của đồng Euro gần đây được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả bình luận “hiếu chiến” của Ngân hàng trung ương châu Âu và kỳ vọng lãi suất của Mỹ đạt đỉnh”, nhà phân tích Piet Haines Christiansen của Danske Bank nhận định.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.

Tỷ giá USD sáng nay (3/1), thị trường tự do và ngân hàng thương mại đều tăng mạnh so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm lùi sâu.

Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ngày 3/1 ở mức 23.606 đồng, giảm 6 đồng so với mức công bố trước.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đảo chiều tăng mạnh so với phiên trước. Cụ thể, lúc 9 giờ 5 phút, Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.410 – 23.760 VND mỗi USD, tăng mạnh 30 VND mỗi USD cả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.

BIDV niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.405 – 23.685 VND mỗi USD, đi ngang cả chiều mua và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Techcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.414 – 23.740 VND mỗi USD, tăng 14 VND mỗi USD chiều mua vào, nhưng giảm 20 VND mỗi USD chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Eximbank niêm yết giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.400 – 23.700 VND mỗi USD, tăng mạnh 40 VND mỗi USD chiều mua và đi ngang chiều bán so với mức niêm yết trước.

Tỷ giá USD trên thị trường tự do sáng nay cũng tăng mạnh so với phiên trước. Tại thị trường Hà Nội, lúc 9 giờ 10 phút, đồng USD giao dịch (mua – bán) ở quanh mức 23.730 – 23.780 VND mỗi USD, tăng 10 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán ra so với phiên trước.

Đồng USD trên thị trường thế giới, đảo chiều tăng trong giỏ thanh toán quốc tế. Cụ thể, chỉ số Dollar-Index – đo lường sức mạnh đồng USD trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt sáng nay tăng 0,23% so với phiên trước lên mức 103.750 điểm, vào lúc 9 giờ 10 phút (giờ Hà Nội).

 

Tỷ giá các ngoại tệ mạnh khác trong giỏ thanh toán quốc tế tại Vietcombank hôm nay diễn biến trái chiều nhau trong biên độ hẹp.

Cụ thể, tỷ giá đồng EUR đảo chiều tăng 29 VND mỗi EUR chiều mua và tăng 30 VND mỗi EUR chiều bán ra so với phiên trước, giao dịch mua – bán tại Vietcombank quanh mức 24.500– 25.871 VND mỗi EUR.

Đồng bảng Anh đảo chiều tăng 17 VND mỗi GBP chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước, tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 27.675 – 28.854 VND mỗi GBP.

Tỷ giá đồng france Thụy Sĩ, giảm 19 VND mỗi CHF chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.867 – 25.927 VND mỗi CHF.

Đồng đô la Canada, giảm 31 VND mỗi CAD chiều mua và giảm 33 VND mỗi CAD chiều bán so với chốt phiên trước, giao dịch mua – bán tại Vietcombank ở quanh mức 16.920 – 17.641 VND mỗi CAD.

Tỷ giá đô la Úc, đảo chiều tăng 59 VND mỗi AUD chiều mua và tăng 62 VND mỗi AUD chiều bán so với chốt phiên trước, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 15.599 – 16.264 VND mỗi AUD.

Tỷ giá Yên Nhật tăng 3 đồng chiều mua và tăng 2 đồng chiều bán so với chốt phiên trước, giao dịch mua – bán quanh mốc 165 – 175 VND mỗi JPY.

ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.

1/ Theo Biến số có thể khiến kinh tế thế giới suy thoái năm 2023 – VnExpress Kinh doanh Biến số có thể khiến kinh tế thế giới suy thoái năm 2023

Động thái của các ngân hàng trung ương, tác động khi Trung Quốc mở cửa và giá năng lượng có thể quyết định khả năng suy thoái toàn cầu.

Thế giới đã trải qua một năm khó khăn, khi lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ kìm hãm tiêu dùng hậu phong tỏa, buộc các ngân hàng trung ương nâng lãi suất với tốc độ chưa từng có. Chiến dịch kiểm soát giá cả của họ có thể đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nó sẽ khiến thế giới phải trả giá năm 2023.

“Kinh tế toàn cầu có thể phải đối mặt với suy thoái năm tới, do làn sóng nâng lãi suất để đối phó lạm phát”, Kay Daniel Neufeld – Giám đốc dự báo tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế học và Kinh doanh – tuần này cho biết.

Không phải ai cũng cho rằng kinh tế thế giới đang hướng đến suy thoái. Tuy nhiên, với việc tăng trưởng được dự báo giảm mạnh hơn nữa sau khi đã lao dốc năm nay, khả năng đó là không thể loại trừ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 10 dự báo tăng trưởng toàn cầu chỉ còn 2,7% năm 2023. Nếu không tính khủng hoảng tài chính toàn cầu và năm đại dịch lên đỉnh điểm, đây sẽ là năm tệ nhất của kinh tế thế giới kể từ 2001. Tháng trước, tổ chức này cảnh báo triển vọng có thể còn u ám hơn dự báo này.

Theo giới phân tích, khả năng toàn cầu suy thoái năm 2023 có thể phụ thuộc vào 3 yếu tố: Động thái tiếp theo của các ngân hàng trung ương, tác động từ việc Trung Quốc mở cửa lại và giá năng lượng.

Các ngân hàng trung ương

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: UPI

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ảnh: UPI

IMF gọi lạm phát là “rủi ro cấp bách nhất với sự thịnh vượng trong hiện tại và tương lai”. Và dù lạm phát tại Mỹ và châu Âu bắt đầu hạ nhiệt khi giá năng lượng đi xuống và lãi suất tăng lên, các ngân hàng trung ương đã tuyên bố sẽ không dừng nâng lãi sớm.

“Chúng tôi sẽ không chuyển hướng”, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết đầu tháng này.

Các ngân hàng trung ương đang điều chỉnh lãi suất theo từng phiên họp, dựa trên các số liệu mới nhất. Họ nhấn mạnh không biết sẽ nâng lãi đến mức nào, hay duy trì trong bao lâu. Việc này sẽ được thực hiện đến khi lạm phát về gần mục tiêu và ổn định ở mức đó. Còn nếu giá lại tăng nhanh hơn, các ngân hàng trung ương có thể nâng lãi mạnh tay hơn, càng gây thêm sức ép lên kinh tế toàn cầu.

“Chúng tôi cho rằng sẽ phải duy trì lập trường thắt chặt thêm một thời gian nữa”, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong cuộc họp tháng 12.

Trung Quốc mở cửa

Suốt gần 3 năm, chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách kiểm soát dịch ngặt nghèo, gồm cách ly tập trung, xét nghiệm hàng loạt và theo dấu tiếp xúc. Nhưng hiện tại, giới chức đang dần nới lỏng các quy định này. Việc này có thể kéo tăng trưởng của Trung Quốc lên cao, nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro.

“Các kinh nghiệm gần đây cho thấy kinh tế thường bị kéo tụt khi mở cửa quá sớm và hệ thống y tế bị quá tải”, Bruce Kasman – Giám đốc nghiên cứu kinh tế và chính sách tại JPMorgan Chase cho biết hồi đầu tháng.

Tuần này, Trung Quốc thông báo ngừng cách ly bắt buộc với hành khách nhập cảnh nước này từ ngày 8/1/2023. Ngay sau đó, nhiều nước khác đã khởi động quy định hạn chế khách từ Trung Quốc, do lo ngại lây nhiễm chủng mới.

Với thị trường hàng hóa, Goldman Sachs cho rằng nhu cầu từ Trung Quốc hồi phục có thể kéo giá dầu thế giới lên thêm 15 USD một thùng. Chính sách phong tỏa tại Trung Quốc là lý do chủ yếu khiến giá dầu đi xuống thời gian qua. Vì thế, việc Trung Quốc tái gia nhập thị trường năng lượng sẽ có tác động khổng lồ lên giá cả năm tới.

Giá năng lượng

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine vẫn đang khiến các dự báo trở nên bấp bênh, đặc biệt là với các nước ở châu Âu. Các quốc gia này đang nỗ lực độc lập khỏi năng lượng Nga. Tuy nhiên, sự thiếu hụt là khó tránh khỏi.

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy châu Âu có thể thiếu khí đốt thiên nhiên năm sau, nếu Nga cắt toàn bộ xuất khẩu sang khu vực này và thời tiết lạnh hơn. Nhu cầu từ Trung Quốc có thể cũng tăng vọt.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết họ có thể phải chỉnh sửa dự báo kinh tế nếu sự thiếu hụt năng lượng đẩy giá cả lên cao, hoặc các chính phủ châu Âu phải phân bổ năng lượng mùa đông này và mùa đông tới.

Dù kinh tế toàn cầu có rơi vào suy thoái hay không, 12 tháng tới vẫn sẽ là thời điểm khó khăn. “Môi trường sẽ vẫn nhiều thách thức”, Guillaume Menuet – Giám đốc chiến lược đầu tư và kinh tế khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Phi tại Citi Private Bank cho biết.

Nhóm của ông dự báo toàn cầu sẽ trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm nhất trong 40 năm, nếu không tính năm 2020 và khủng hoảng 2007-2008.

Và dù thế giới tránh được suy thoái, nhiều nước cũng sẽ chứng kiến kinh tế đi xuống, thất nghiệp tăng lên. Các nhà kinh tế vẫn chưa thống nhất được về dự báo tình trạng này sẽ nghiêm trọng đến mức nào và kéo dài bao lâu.

“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến đâu. Và với nhiều người, 2023 sẽ chẳng khác nào một cuộc suy thoái”, IMF cho biết trong báo cáo hồi tháng 10. Tổ chức này nhấn mạnh việc suy giảm sẽ diễn ra “trên diện rộng” và có thể “khoét lại những vết thương kinh tế chỉ mới lành một phần sau đại dịch”.

Hà Thu (theo CNN)

2/ Theo Anh công bố gói hỗ trợ tài chính lớn cho năng lượng hạt nhân | VTV.VNAnh công bố gói hỗ trợ tài chính lớn cho năng lượng hạt nhân

Quỳnh Chi (Theo RT)

Nữ kỹ sư kiểm tra turbine trong nhà máy điện hạt nhân ở Anh. (Ảnh: Getty Images)

VTV.vn – Anh đã đầu tư 75 triệu Bảng (90,5 triệu USD) để hỗ trợ sản xuất nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân ở nước này, theo công bố của Chính phủ Anh hôm 2/1.

Động thái trên nhằm của Anh nhằm phát triển các lựa chọn thay thế cho nguồn cung cấp nhiên liệu khí đốt của Nga, theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của Chính phủ Anh.

Các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi uranium, một giai đoạn quan trọng trong sản xuất nhiên liệu hạt nhân, có thể xin tài trợ từ quỹ để phát triển năng lực chuyển đổi mới trong nước.

“Gói đầu tư này sẽ củng cố an ninh năng lượng của Vương quốc Anh bằng cách đảm bảo quyền tiếp cận nguồn cung cấp nhiên liệu an toàn và đảm bảo do nước này sản xuất để cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân của Anh hiện nay và trong tương lai, đồng thời loại bỏ ảnh hưởng của Nga”, thông cáo báo chí viết.

Khoảng 20% công suất chuyển đổi uranium toàn cầu và 40% công suất làm giàu uranium đến từ Nga. Vào năm 2020, sáu nhà máy điện hạt nhân đã cung cấp 16% sản lượng điện năng của Anh.

Quỹ được công bố sau khi các nhà lãnh đạo G7 đồng ý vào tháng 6 nhằm giảm sự phụ thuộc vào hạt nhân dân sự và hàng hóa liên quan từ Nga.

Trước cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu một phần do lệnh trừng phạt áp đặt nhằm vào Nga, một nhà cung cấp năng lượng chính, Anh đã tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế đáng tin cậy với giá cả phải chăng, ít thải carbon và được sản xuất trong nước. Theo Chính phủ Anh, năng lực hạt nhân mới là một phần quan trọng trong nỗ lực của nước này nhằm đảm bảo sự độc lập năng lượng lớn hơn.

Tuy nhiên, nhà hoạt động, tổ chức môi trường như Greenpeace chỉ ra rằng năng lượng hạt nhân cực kỳ tốn kém, nguy hiểm và xây dựng chậm.

3/ Theo Kinh tế châu Âu được dự báo chỉ tăng trưởng ở mức thấp | VTV.VN-Kinh tế châu Âu được dự báo chỉ tăng trưởng ở mức thấp

Hồng Quang – Đoàn Hà (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu)

(Ảnh: Getty)

VTV.vn – Thực trạng giá cả tăng vọt, khủng hoảng năng lượng, suy giảm sức mua… đánh dấu một năm kinh tế bất thường tại châu Âu trong năm 2022.

Vào tháng 3/2022, đã có thời điểm giá khí đốt tại châu Âu vọt lên mức cao kỷ lục 345 Euro/MWh. Và sang năm 2023, kinh tế châu Âu được dự báo chỉ tăng trưởng ở mức thấp.

Những chỉ số kinh tế cực đoan trong thời kỳ đại dịch vẫn chưa là gì so với tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine. Lạm phát vượt quá 10% lần đầu tiên trong lịch sử 22 năm đồng tiền chung Euro. Các biện pháp trợ cấp chi phí năng lượng cho doanh nghiệp và người dân lên tới 600 tỷ Euro trong cả năm 2022 đã đẩy thâm hụt ngân sách của Khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro lên tới 3,4%. Kinh tế các nước Liên minh châu Âu chưa rơi vào suy thoái nhưng cũng không xa suy thoái là bao.

Kinh tế châu Âu được dự báo chỉ tăng trưởng ở mức thấp - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Ông Paolo Gentiloni, Ủy viên châu Âu về kinh tế, cho biết: “Nền kinh tế Liên minh châu Âu đã đảo ngược sau nửa đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế đã mất đà trong quý III, và dữ liệu khảo sát gần đây cho thấy có thể suy thoái vào mùa đông. Triển vọng cho năm tới đã yếu đi đáng kể và chúng tôi dự báo nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,3% trong năm 2023”.

Giá năng lượng đã tác động tồi tệ tới sản xuất công nghiệp, và ở một mức độ thấp hơn là sản xuất nông nghiệp. Những ngành thâm dụng khí đốt và được cho là không thiết yếu đã phải ngừng sản xuất, trước tiên là những nhà kính trồng rau, tiếp đến là các nhà máy thủy tinh, sành sứ. Một số nhà máy luyện kim, hóa chất và xi măng đã phải thu hẹp sản xuất, tuy chưa tới mức ngừng hoạt động.

Khủng hoảng giá năng lượng tác động tới cuộc sống của người dân. Cho tới lúc này, chưa khi nào các hộ gia đình châu Âu bị hạn chế sử dụng điện và gas, nhưng giá điện, giá gas đến hộ gia đình tăng gần gấp đôi trong vòng một năm. Xăng dầu cũng chưa khi nào khan hiếm, tuy có lúc giá xăng bán lẻ vọt cao, trước khi trở lại mức giá thấp vào thời điểm cuối năm 2022. Ấn tượng của cả năm là lạm phát, lạm phát vượt tốc độ tăng lương, xói mòn sức mua của các hộ gia đình.

LỊCH KINH TẾ HÔM NAY.

3/1/2023

Theo Lịch kinh tế | Tin tức tài chính | Giao dịch trên Mitrade

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x