THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI TIẾP TỤC CÓ DẤU HIỆU ĐIỀU CHỈNH SAU NHIỀU PHIÊN TĂNG MẠNH.
Cụ thể, giá vàng giao ngay lúc kết thúc phiên giao dịch ngày 19/12, vững ở mức 1792,14 USD mỗi oz trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2023 tăng nhẹ 0,3% lên 1805,10 USD/oz.
Tuy nhiên, trong phiên đầu ngày hôm nay (20/12), giá Vàng Thế Giới mở đầu với nhiều phiên điều chỉnh. Hiện nay, mỗi oz Vàng giao dịch trên sàn Thế Giới có giá khoảng 1786 USD. Tức khi qui đổi tương đương theo tỉ giá ngoại tệ hiện hành trong nước thì mỗi lượng Vàng Thế Giới có giá khoảng 51,48 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước hiện hành thì tính trên một lượng Vàng, hai thị trường hiện chênh nhau khoảng 15,53 triệu đồng.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.
Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số Dollar index, chỉ số so sánh sức mạnh đồng USD với rổ gồm 6 đồng tiền đối tác chủ chốt, trên thị trường quốc tế lúc kết thúc ngày 19/10 theo giờ Việt Nam giảm 0,3% xuống 104,517. Hiện nay, chỉ số này đang ở mức khoảng 104,74 điểm.
Trong nước, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng giảm 5 đồng so với phiên liền trước, xuống 23.645 đồng, tỷ giá trên thị trường tự do xuống 24.000 VND mỗi USD (giảm gần 100 đồng).
Tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết tổ chức này sẽ sẽ tăng lãi suất nhiều hơn nữa trong năm tới, bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ, với lãi suất đỉnh dự kiến đạt trên 5%.
Đồng euro lúc kết thúc ngày 19/12 theo giờ Việt Nam tăng 0,4% lên 1,0624 USD, không xa mức cao nhất trong 6 tháng là 1,0737 USD chạm tới vào tuần trước.
John Doyle, phó chủ tịch phụ trách giao dịch của Monex USA cho biết: “Tôi nghĩ rằng đồng đô la thường yếu đi khi các tài sản có rủi ro cao tăng giá”.
Chứng khoán thế giới trong phiên vừa qua ổn định gần mức thấp nhất trong 6 tuần, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng khi các nhà đầu tư bắt đầu tuần giao dịch gần cuối cùng của năm 2022 trong tâm trạng vẫn rất quan tâm đến lãi vấn đề lãi suất trong năm 2023.
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy niềm tin của giới kinh doanh Đức trong tháng 12 tăng mạnh hơn dự kiến, hỗ trợ tâm lý ngày càng ưa chuộng những tài sản có mức độ rủi ro cao, trong bối cảnh triển vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu được cải thiện bất chấp khủng hoảng năng lượng.
Phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Luis de Guindos hôm 19/12 cho biết họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất ở khu vực đồng euro để kiềm chế lạm phát và không xem xét sửa đổi mục tiêu lạm phát trung hạn của mình – là 2%.
Đồng đô la Úc, được coi là đại diện của những tài sản rủi ro cao, tăng hơn 0,46% sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế năm nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Ông Doyle nói: “Đô la Úc đang được hỗ trợ bởi những thông tin từ Trung Quốc”, “(Diễn biến của đô la Úc) có thể là sự hồi phục nhẹ sau khi bị chững lại vào cuối tuần trước”.
Đồng đô la sau khi giảm tới 0,7% so với yen Nhật vào đầu phiên 19/12 đã duy trì ở mức đó cho tới cuối phiên, sau khi có thông tin Nhật Bản đang xem xét sửa đổi chính sách tiền tệ quan trọng sau khi thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được bổ nhiệm vào tháng Tư tới.
Các nguồn tin cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét sửa đổi một tuyên bố chung mà họ đã ký vào năm 2013 – cam kết ngân hàng trung ương sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% càng sớm càng tốt.
Vishnu Varathan, người phụ trách bộ phận kinh tế và chiến lược của Ngân hàng Mizuho cho biết: “Kết quả cuối cùng là điều này có thể mang lại sự linh hoạt kịp thời, nhưng không bị ràng buộc với sự thiên vị của chính sách tiền tệ theo cách này hay cách khác”.
Đồng rand của Nam Phi đã tăng hơn 2% sau khi Tổng thống Cyril Ramaphosa được bầu lại làm lãnh đạo đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC).
Đồng rúp Nga trải qua phiên giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 7, xuống mức yếu nhất trong hơn 7 tháng so với đồng đô la trong bối cảnh lo ngại lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga sẽ ảnh hưởng đến doanh thu ừ hoạt động xuất khẩu của nước này. Theo đó, rúp giảm gần 4,5% xuống 68,4800 RUB/USD, mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 5. Đồng tiền nay cũng giảm 3,9% so với euro, xuống 71,71 RUB/EUR, cũng là mức thấp nhất trong hơn 7 tháng.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm giá so với USD. Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ trong nước giảm 81 pip xuống 6,9831 CNY/USD vào cuối phiên 19/12.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.
Trong phiên đầu sáng 20/12, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.645 VND mỗi USD, giảm 5 VND mỗi USD so với phiên giao dịch trước. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ở mức 23.450 – 24.780 VND mỗi USD (mua – bán).
Tỷ giá USD trong các Ngân hàng thương mại hôm nay hầu hết được điều chỉnh theo chiều tăng giá. Cụ thể, rạng sáng nay, tại Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.510 – 23.520 VND mỗi USD, tăng 100 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Ngân hàng BIDV giao dịch mua – bán USD ở mức 23.540 – 23.820 VND mỗi USD, cũng tăng 100 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 23.400 – 23.900 VND mỗi USD (mua – bán), tăng 100 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua – bán ở quanh mức 23.515 – 23.915 VND mỗi USD, tăng 115 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán. Tại TPBank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.420 – 23.980 VND mỗi USD, cũng tăng 110 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.543 – 23.800 VND mỗi USD, giảm 5 VND mỗi USD chiều mua nhưng giữ nguyên giá chiều bán. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 23.544 – 23.845 VND mỗi USD (mua – bán), tăng 105 VND mỗi USD chiều mua vào và tăng 95 VND mỗi USD chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Sáng nay, các ngoại tệ mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế hầu hết được điều chỉnh theo chiều tăng giá. Cụ thể:
- Tỷ giá đồng Euro tăng 127 VND mỗi EUR chiều mua và tăng 134 VND mỗi EUR chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.567 – 25.942 VND mỗi EUR.
- Tỷ giá đồng bảng Anh cũng tăng 310 VND mỗi GBP chiều mua và tăng 323 VND mỗi GBP chiều bán, niêm yết tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 28.219 – 29.422 VND mỗi GBP.
- Tỷ giá đồng France Thụy Sĩ tăng 65 VND mỗi CHF chiều mua và tăng 68 VND mỗi CHF chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.852 – 25.911 VND mỗi CHF.
- Tỷ giá đồng đô la Canada tăng 100 VND mỗi CAD chiều mua và tăng 104 VND mỗi CAD chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 16.925 – 17.646 VND mỗi CAD.
- Tỷ giá đô la Úc, cũng tăng 141 VND mỗi AUD chiều mua vào và tăng 147 VND mỗi CAD chiều bán ra so với mức niêm yết trước, tại Vietcombank giao dịch cùng thời điểm trên mua – bán ở quanh mức 15.516 – 16.177 VND mỗi AUD.
- Tỷ giá Yên Nhật hôm nay tăng 2 VND mỗi JPY chiều mua và chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mốc 169 – 179 VND mỗi JPY.
CÁC ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.
1/ Theo Đức nâng mức tiêu thụ khí đốt lên tình trạng “nguy cấp” | Châu Âu | Vietnam+ (VietnamPlus) –Đức nâng mức tiêu thụ khí đốt lên tình trạng “nguy cấp”
Nhiệt độ băng giá trong những tuần qua đã buộc Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức phải nâng mức tiêu thụ khí đốt quốc gia từ “căng thẳng” lên “nguy cấp,” trong bối cảnh nguồn cung khí đốt của Đức bị cắt giảm liên quan cuộc xung đột Nga-Ukaine, buộc nước này phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế và theo dõi chặt chẽ hơn nguồn cung cho mùa Đông.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, mặc dù các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã đạt 100% công suất chứa từ đầu mùa Đông, nhưng thời tiết giá lạnh bất thường trong tháng 12 đang đe dọa mục tiêu tiết kiệm 20% lượng tiêu thụ so với những năm trước.
Tuần trước, nhiệt độ trung bình trong cả nước lạnh hơn 2,7 độ C so với cùng thời điểm những năm trước đó, khiến việc sử dụng khí đốt tăng đột biến và tiết kiệm năng lượng chỉ đạt 12% so với mục tiêu đặt ra.
[EU thống nhất mức giá trần khí đốt sẽ áp dụng từ giữa tháng 2 tới]
Vì vậy, trong Kế hoạch Khẩn cấp về khí đốt, Cơ quan Mạng lưới liên bang đã nâng mức tiêu thụ khí đốt từ “căng thẳng” lên “nguy cấp.”
Tiêu thụ khí đốt là một trong 5 chỉ số được cơ quan này sử dụng để theo dõi tình hình năng lượng.
Trước đó, theo số liệu của Cơ quan Dự báo thời tiết Đức (DWD), tháng 9 tương đối mát mẻ, trong khi tháng 10 và tháng 11 ấm hơn mức trung bình, điều này giúp các cơ sở dự trữ khí đốt đạt 100% công suất chứa trước thời hạn.
Tuy nhiên, với nền nhiệt trung bình trong tháng 12 là -1,4 độ C, Đức đang trải qua mùa Đông lạnh nhất kể từ năm 2010 so với mức trung bình dài hạn.
Dự báo, trong những ngày tới, nhiệt độ sẽ tăng trở lại trên khắp cả nước và đến cuối tuần, với nền nhiệt trung bình từ 12-15 độ C.
Trung tâm Truyền thông Khoa học (SMC) cho rằng Đức có thể vượt qua mùa Đông nếu đạt mục tiêu tiết kiệm 20% khí đốt, lượng nhập khẩu không giảm quá nhiều và mùa Đông cũng không trở nên quá lạnh.
Theo dự báo đầu tiên và có phần bi quan, kho dự trữ khí đốt của Đức có thể rỗng vào đầu tháng 3/2023, nếu mức tiêu thụ giống mức trung bình ghi nhận trong giai đoạn 2018-2021 và Đức trải qua một mùa Đông lạnh giá.
Các tính toán chỉ ra rằng chỉ khi nhiệt độ vừa phải trong mùa Đông và dự trữ khí đốt vẫn được duy trì, Đức mới có thể vượt qua mùa Đông mà không phải tiết kiệm.
Trong kịch bản thứ hai, Đức có cơ hội tốt hơn để vượt qua mùa Đông mà không bị thiếu năng lượng, nếu khí đốt tiêu thụ ít hơn 10% so với những năm trước.
Nhưng cũng với điều kiện tiên quyết là mùa Đông không quá lạnh và tỷ lệ khí đốt nhập khẩu so với xuất khẩu vẫn gần như trong những tháng gần đây.
Trong kịch bản thứ ba, Đức sẽ trải qua mùa Đông không bị thiếu khí đốt, ngay cả khi mùa Đông lạnh giá và lượng khí đốt được sử dụng ít hơn 20% so với những năm trước.
Nếu Đức rơi vào tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng, Bộ Kinh tế có thể tuyên bố một cuộc khủng hoảng ở cấp độ “khẩn cấp”./.
Ngày 19/12, một phát ngôn viên của Cộng hòa Séc cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng Bộ trưởng Năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất mức trần giá khí đốt là 180 euro/MWh (megawatt giờ), áp dụng từ giữa tháng 2 năm tới.
Thỏa thuận trên đạt được sau nhiều tuần đàm phán về biện pháp khẩn cấp này, vốn gây chia rẽ trong toàn khối khi EU tìm cách chế ngự cuộc khủng hoảng năng lượng.
[Châu Âu tổn thất tới 1.000 tỷ USD cho việc từ bỏ khí đốt của Nga]
Trước đó, báo chí đưa tin Cộng hòa Séc, nước đương giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU đã đề xuất với các nước EU khác giảm mức trần giá khí đốt đề xuất từ 275 euro/MWh xuống còn 188 euro/MWh.
Sau khi biết tin, Điện Kremlin cùng ngày đã tuyên bố mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên 180 euro/MWh mà Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí sau nhiều tháng tranh cãi là “không thể chấp nhận được.”
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, khẳng định: “Đây là sự vi phạm quy luật thị trường quyết định giá cả… bất kỳ sự đề cập nào đến giá trần đều không thể chấp nhận được”./.
Châu Âu chạy đua tích trữ khí đốt cho mùa đông, hy vọng giá năng lượng sẽ giảm, nhưng điều này khó xảy ra trong ít nhất hai năm tới.
Gần 10 tháng sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Anh đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kéo dài do giá năng tăng vọt. Pháp, nơi Tổng thống Emmanuel Macron hồi tháng 8 cảnh báo kỷ nguyên “dư dả” năng lượng đã kết thúc, chứng kiến tình trạng thiếu nhiên liệu và người dân phải xếp hàng dài tại các trạm xăng trong những tuần gần đây.
Chính phủ Đức đã quyết định chi ngân sách trợ cấp để thanh toán hóa đơn năng lượng cho tất cả người dân cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tháng 12. Theo dữ liệu của Bloomberg, châu Âu đã phải chi thêm 1.000 tỷ USD cho năng lượng, do giá cả leo thang từ khi xung đột Ukraine bùng phát.
Khi châu Âu chuẩn bị cho mùa đông khó khăn trước mắt, nhiều người tự hỏi khi nào giá khí đốt và xăng dầu sẽ quay lại mức trước xung đột Ukraine.
Trong những tuần gần đây, giá khí đốt và xăng dầu đang giảm. Giá khí đốt TTF tiêu chuẩn châu Âu hôm 11/12 là 148 USD mỗi megawatt giờ, giảm mạnh so với mức 338 USD hồi cuối tháng 8. Giá dầu thô Brent đã giảm từ mức 128 USD mỗi thùng hồi đầu tháng 8 xuống 76 USD hôm 11/12.
Tuy nhiên, giá khí đốt hiện tại vẫn cao gấp đôi so với cuối tháng 1. Giới chuyên gia cho rằng nó không thể giảm nhiều hơn nữa.
“Chúng ta chắc chắn sẽ thấy giá tăng trở lại”, Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại công ty ICIS ở London, nói. “Các yếu tố khiến giá khí đốt giảm không có khả năng tiếp tục trong năm 2023”.

Một nhân viên bơm xăng cho khách ở Madrid, Tây Ban Nha hôm 2/9. Ảnh: Reuters.
Giá dầu thô giảm mạnh, do tác động từ việc G7 áp trần giá dầu Nga, cũng sẽ không kéo dài. Giá dầu có thể tăng lại mức trung bình 92 USD trong năm 2023, cao hơn 30% so với năm 2021, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Lo ngại Nga có thể cắt toàn bộ khí đốt, châu Âu gần đây đã chạy đua mua và tích trữ khí đốt nhiều nhất có thể. Tính tới tháng 11, Liên minh châu Âu đã lấp đầy 95% kho dự trữ, vượt mục tiêu 85% đặt ra cho tới cuối năm.
Châu Âu cũng chứng kiến mùa thu ấm áp bất thường, làm giảm nhu cầu sưởi ấm của các gia đình và văn phòng, theo Marzec-Manser. Giá khí đốt cao cũng khiến nhiều người sử dụng tiết kiệm hơn. Trong 8 tháng đầu năm, châu Âu tiêu thụ khí đốt ít hơn 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguồn cung tăng và nhu cầu giảm đã giúp kiềm chế giá khí đốt, theo các chuyên gia. Nó giúp châu Âu tránh tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng trong mùa đông này, nhưng tình trạng thiếu hụt tạm thời vẫn có thể xảy ra vào cuối đông nếu nguồn cung mới gián đoạn, theo Henning Gloystein, giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại công tư vấn Eurasia Group ở New York.
Khi mùa đông bắt đầu, các chuyên gia dự đoán nhu cầu khí đốt sẽ tăng ở châu Âu vào đầu năm 2023, kéo theo nguy cơ giá tăng mạnh. Giá khí đốt hiện đã tăng hơn 40% so với tháng trước, dù châu Âu mới đón những đợt tuyết đầu mùa.
Các nhà nhập khẩu khí đốt châu Âu đã nỗ lực duy trì hoạt động để tăng lượng dự trữ cho mùa đông, đồng thời trì hoãn thực hiện các kế hoạch bảo trì không thiết yếu. Nhưng giới quan sát cảnh báo nếu bất kỳ sự cố nào xảy ra khiến hệ thống cung cấp khí đốt bị gián đoạn, giá sẽ tăng vọt trở lại.
Dầu mỏ cũng trong tình trạng tương tự. Châu Âu vẫn tiếp tục mua dầu thô của Nga, bất chấp những tuyên bố trừng phạt quốc gia này vì xung đột Ukraine, theo Hari Seshasayee, nhà phân tích năng lượng kiêm thành viên Trung tâm Wilson.
Châu Âu đã chi khoảng 266 triệu USD mỗi ngày để mua năng lượng hóa thạch Nga, chủ yếu là dầu, trong tháng 9, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch ở Phần Lan. Hồi tháng 4, con số này lên tới 1,02 tỷ USD.
Sau khi EU tuyên bố áp trần giá dầu, Nga cảnh báo sẽ dừng cung cấp dầu thô cho các quốc gia tham gia động thái này. “Nếu dầu Nga thực sự bị cắt khỏi thị trường của nhiều nước, giá sẽ tăng khá nhiều. Vì đơn giản là không có nguồn cung nào khác có thể thay thế hoàn toàn lượng xuất khẩu của Nga cho thế giới”, Seshasyee nói.
Nhu cầu trong nước của các quốc gia xuất khẩu dầu lớn cũng có thể góp phần đẩy giá lên cao. Hầu hết nhà xuất khẩu dầu, đặc biệt ở Trung Đông và châu Âu, cũng là những bên nhập khẩu lớn các mặt hàng thiết yếu khác như ngũ cốc. Khi giá lương thực tăng vì xung đột, những quốc gia này sẽ không muốn giảm giá dầu, bởi họ cần thêm doanh thu để bù đắp ngân sách, theo Seshasyee.
Tuy nhiên, yếu tố có thể định đoạt giá khí đốt ở châu Âu và giá dầu thế giới có thể không nằm ở Brussels, Washington hay Moskva, mà là tại Bắc Kinh.
Trung Quốc từ lâu là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Năm 2021, quốc gia này trở thành bên mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất hành tinh, vượt qua Nhật Bản.
Khi Trung Quốc áp các lệnh phong tỏa ngăn Covid-19, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã suy giảm mạnh, dẫn tới nhu cầu năng lượng giảm. “Điều này mang lại lợi ích cho châu Âu và thế giới, khi nguồn cung không bị Trung Quốc cạnh tranh”, Marzec-Manser nói.
Song Trung Quốc đã nới các biện pháp kiểm soát và nền kinh tế nước này dự kiến hoạt động mạnh mẽ trở lại. Một khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng, cạnh tranh toàn cầu sẽ lớn hơn, khiến giá nhiên liệu tăng.

Một cơ sở lưu trữ khí đốt của công ty khí đốt thương mại VNG AG ở Bad Lauchstaedt, Đức, ngày 28/7. Ảnh: Reuters.
Ngay cả khi xung đột Ukraine – Nga kết thúc, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể không giảm nhiệt với châu Âu, dù nó có thể giảm nguy cơ địa chính trị liên quan tới giao dịch năng lượng và thương mại, cũng như xoa dịu thị trường ở mức độ nào đó, theo Marzec-Manser.
Giá năng lượng lúc đó cũng khó có thể quay về mức trước xung đột, bởi sau những động thái giảm phụ thuộc quyết liệt, châu Âu khó có thể quay lại nhập khẩu lượng lớn khí đốt Nga.
Ngay cả khi Brussels muốn quay lại hợp tác năng lượng với Nga, tổn thất từ vụ nổ đường ống Nord Stream 1 và 2 hồi tháng 9 có thể gây nhiều trở ngại cho khôi phục vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu.
Giới chuyên gia nhận định cách duy nhất có thể giúp giảm giá dầu và khí đốt là tăng cường nguồn cung năng lượng mới để bù đắp lượng thiếu hụt từ Nga. Tuy nhiên, các dự án khai thác dầu khí mới cần vốn đầu tư rất lớn và khó có thể đi vào hoạt động trong thời gian ngắn.
Tổ chức tư vấn Agora Energiewende của Đức hồi đầu năm nay cho biết châu Âu có thể phải đợi tới năm 2027 để có thể thay thế 80% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trước xung đột bằng năng lượng sạch.
“Chúng ta có thể phải đợi tới nửa cuối thập kỷ này để chứng kiến giá năng lượng thực sự giảm. Đó là sự thật chua chát”, Marzec-Manser cho hay.
Thanh Tâm (Theo Al Jazeera)
LỊCH KINH TẾ TRONG NGÀY
Theo Lịch kinh tế | Tin tức tài chính | Giao dịch trên Mitrade
20/12/2022