TIN TỨC ĐẦU TƯ VÀNG 2/12

THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI TĂNG MẠNH VƯỢT CẢN “QUAN TRỌNG NHẤT” ĐỂ XÁC ĐỊNH KẾT THÚC CHU KÌ GIẢM DÀI MỞ ĐẦU CHO MỘT CHU KÌ TĂNG MỚI. ĐỒNG DOLLAR GIẢM MẠNH VỀ MỨC CÁCH ĐÂY HƠN 3 THÁNG SAU NHỮNG DỮ LIỆU QUAN TRỌNG ĐƯỢC CÔNG BỐ.

Cụ thể, trên thị trường Thế Giới trong giai đoạn kết thúc phiên hôm qua (1/12), giá vàng tăng vọt 2%, vượt qua ngưỡng “QUAN TRỌNG BẬC NHẤT” là 1800 USD một oz. Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 1/12 theo giờ Việt Nam tăng khoảng 1,6% lên 1797,35 USD mỗi oz, trước đó lúc đầu phiên có lúc giá đạt 1803,94 USD, trong khi vàng kỳ tháng 12 tăng 3,1% lên 1813,80 USD một oz.

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá Vàng có xu hướng test lại mức cản cũ trước khi nối tiếp đà tăng. Hiện nay, mỗi oz Vàng Thế Giới có giá khoảng 1799,2 USD. Tức khi qui đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện hành thì mỗi lượng Vàng trên sàn Quốc Tế có giá khoảng 53,64 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước hiện nay, tính trên mỗi lượng Vàng, hai thị trường cách nhau khoảng 13,76 triệu đồng.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.

Chỉ số Dollar index – chỉ số so sánh sức mạnh đồng USD với rổ các đồng tiền chủ chốt – giảm xuống 104,82 vào lúc kết thúc ngày 1/12 theo giờ Việt Nam, mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 8. Hiện tại, chỉ số này đang ở mức 104,807 điểm. Hiện 1 euro đổi 1,048 USD. 1 bảng Anh đổi 1,222 USD. 1 USD đổi 135,85 yên. 1 USD đổi 1,342 đô la Canada. 1 đô la Úc đổi 0,682 USD, 1 USD đổi 0,942 France Thụy Sĩ.

Bất chấp sự gia tăng trong những tháng gần đây, đồng bảng Anh vẫn giảm hơn 10,3% trong năm nay, và các nhà giao dịch vẫn tập trung vào triển vọng kinh tế ảm đạm của Anh. Lạm phát ở Anh vẫn đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ do các hộ gia đình phải vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất kể từ cuối năm 2021 với nhiệm vụ đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%.

Các nhà giao dịch hợp đồng của Quỹ liên bang dự đoán tỷ lệ lãi suất tham chiếu của Fed sẽ đạt đỉnh điểm 4,91% vào tháng 5/2023 (hiện lãi suất của Fed đang ở mức 3,83%). Trước khi ông Powell phát biểu (vào thứ Tư, 30/11), các nhà giao dịch dự đoán mức đỉnh lãi suất sẽ trên 5%.

Đô la Úc đạt 0,68400 USD, cao nhất kể từ ngày 13 tháng 9, và đồng đô la New Zealand đạt 0,63995 USD, cao nhất kể từ ngày 15 tháng 8.

Các loại tiền tệ đối cực của USD cũng tăng do USD suy yếu.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong vòng 2 tuần so với đồng đô la Mỹ, với nhân dân tệ giao ngay tăng 199 pip lên 7,0730 CNY/USD. Tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 khi nhà đầu tư kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt chống COVID-19. Theo đó, tiền tệ của các nước này tăng trung bình 3,6% trong tháng 11 sau 5 tháng giảm liên tiếp, là tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 năm 2016.Một số nguồn tin cho biết Trung Quốc chuẩn bị công bố nới lỏng các quy trình kiểm dịch COVID-19 trong những ngày tới và giảm xét nghiệm hàng loạt, một sự thay đổi rõ rệt trong chính sách chống dịch.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC.

Trong phiên đầu sáng 2/12, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.662 VND mỗi USD, giảm tiếp 3 VND mỗi USD so với phiên giao dịch trước. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 24.840 VND mỗi USD (bán ra).

Tỷ giá USD trong các Ngân hàng thương mại hôm nay tiếp tục được điều chỉnh theo chiều giảm giá. Cụ thể, rạng sáng nay, tại Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 24.330 – 24.640 VND mỗi USD, giữ đà giảm mạnh 160 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.

Ngân hàng BIDV giao dịch mua – bán USD ở mức 24.370 – 24.650 VND mỗi USD, cũng giữ đà giảm 140 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 24.350 – 24.800 VND mỗi USD (mua – bán), giảm tiếp 150 VND mỗi USD chiều mua và giảm 45 VND mỗi USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua – bán ở quanh mức 24.280 – 24.680 VND mỗi USD, cũng giảm tiếp 155 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán. Tại TPBank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 24.215 – 24.735 VND mỗi USD, giảm 145 VND mỗi USD chiều mua và giảm 75 VND mỗi USD chiều bán so với mức niêm yết trước.

Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua – bán USD giao dịch ở mức 24.510 – 24.800 VND mỗi USD, giảm tiếp 100 VND mỗi USD chiều mua và giảm 48 VND mỗi USD chiều bán. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 24.362 – 24.665 VND mỗi USD (mua – bán), giữ đà giảm 125 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra so với mức niêm yết trước.

Sáng nay, các ngoại tệ mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế hầu hết được điều chỉnh theo chiều tăng giá. Cụ thể, tỷ giá đồng Euro đảo chiều tăng 96 VND mỗi EUR chiều mua và tăng 91 VND mỗi EUR chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.910 – 26.303 VND mỗi EUR.

Tỷ giá đồng bảng Anh cũng đảo chiều tăng 230 VND mỗi GBP chiều mua và tăng 228 VND mỗi GBP chiều bán, niêm yết tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 28.961 – 30.194 VND mỗi GBP.

Tỷ giá đồng France Thụy Sĩ tăng 119 VND mỗi CHF chiều mua và tăng 114 VND mỗi CHF chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 25.302 – 26.379 VND mỗi CHF.

Tỷ giá đồng Dollar Canada đảo chiều tăng 108 VND mỗi CAD chiều mua và tăng 106 VND mỗi CAD chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 17.780 – 18.537 VND mỗi CAD.

Tỷ giá Dollar Úc, cũng đảo chiều tăng 190 VND mỗi AUD chiều mua vào và tăng 191 VND mỗi AUD chiều bán ra so với mức niêm yết trước, tại Vietcombank giao dịch cùng thời điểm trên mua – bán ở quanh mức 16.233 – 16.924 VND mỗi AUD.

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay tăng 2 VND mỗi JPY chiều mua và chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mốc 175 – 185 VND mỗi JPY.

CÁC ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.

1/ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ MỸ VỪA CÔNG BỐ: 

  • Chỉ số người quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của ISM tháng 11 rớt xuống 49 so với dự kiến là 49,8.
  • Giá chi trả – Viện Quản lý Cung ứng ISM thấp hơn dự đoán (47.5) trong Tháng Mười Một: Thực tế (43).
  • Chỉ số việc làm trong ngành sản xuất ISM thấp hơn dự đoán (49.3) trong Tháng Mười Một: Thực tế (48.4).
  • Chỉ số đơn đặt hàng mới ngành sản xuất từ ISM đạt 47.2 thấp hơn mong đợi (48) trong Tháng Mười Một.
  • Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất từ Markit vượt mức dự đoán (47.6) trong Tháng Mười Một: Thực tế (47.7).
  • Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần giảm xuống 225 nghìn so với mức 235 nghìn dự kiến.
  • Nóng: Lạm phát Chi tiêu tiêu dùng cá nhân cơ bản hàng năm của Mỹ giảm xuống 5% vào tháng 10 như dự kiến.
  • Thu nhập cá nhân (so với tháng trước) đạt 0.7%, vượt mức dự đoán (0.4%) trong Tháng Mười.
  • Khai báo thất nghiệp lần đầu trung bình 4 tuần tăng lên từ mức 226.75K trước đó lên 228.75K trong Tháng Mười Một.
  • Đề nghị tiếp tục trợ cấp thất nghiệp đạt 1.608M, vượt mức mong đợi (1.573M) trong Tháng Mười Một.

=> TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT CÓ XU HƯỚNG GIẢM VÀ NỀN KINH TẾ MỸ ĐANG CÓ NHỮNG DẤU HIỆU SUY YẾU LÀ LÚC FED NÊN LẤY NỀN KINH TẾ LÀM TRỌNG VÀ NHIỆM VỤ GIẢM TỶ LỆ LẠM PHÁT NÊN ĐƯỢC THỰC HIỆN “CHẬM LẠI”.

2/ Theo TTXVN- Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng.

Châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Do đó, dự báo khủng hoảng khí đốt của EU sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Bne.eu

Theo hãng tin n-tv.de (Đức), Đức tuyên bố sẽ tăng đáng kể thuế đối với điện và năng lượng sưởi ấm. Đối với khí đốt, người dùng sẽ phải trả thêm 54% và đối với điện, tỷ lệ thậm chí nhiều hơn là 61%. Thay đổi thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023. Các nhà cung cấp năng lượng giải thích quyết định trên là do Nga ngừng cung cấp khí đốt thông qua đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, vốn bị hư hại.

Do đó, cũng như các biện pháp trừng phạt mà Ba Lan áp đặt đối với đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu, thị phần của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu đã giảm từ 40% xuống còn 9%. Hiện tại, khí đốt Nga được cung cấp cho châu Âu thông qua hệ thống trung chuyển khí đốt (GTS) ở Ukraine và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Châu Âu đang tìm cách thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông. Sebastian Gulbis, một chuyên gia tại công ty tư vấn Enervis có trụ sở tại Berlin, cho rằng nhu cầu LNG ngày càng tăng của châu Âu đang dẫn đến tình trạng thiếu các cơ sở tái hóa khí và kho cảng LNG ở châu Âu. Lượng khí mà các nước sản xuất LNG không thể tăng nhanh và cũng không thể đáp ứng nhu cầu.

Ngoài ra, châu Âu thiếu các đường ống dẫn khí để bơm khí đốt từ các cảng tái hóa khí, hiện nằm chủ yếu ở bờ biển Địa Trung Hải, vào sâu trong lục địa. Nhu cầu đang vượt xa nguồn cung, điều này đang đẩy giá LNG lên cao.

Một vấn đề khác là trong hai thập kỷ qua, châu Âu đặt mục tiêu chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, chủ yếu là hydro. Theo quan điểm của ông Gulbis, Qatar đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ ba thế giới và nước này sẵn sàng thay thế nguồn cung khí đốt của Nga ở châu Âu, nhưng nhấn mạnh vào các thỏa thuận dài hạn. Nhưng EU lại chưa sẵn sàng kí các thỏa thuận dài hạn về nguồn cung cấp khí đốt từ Qatar.

Trong khi đó, tương lai hydro của châu Âu vẫn còn là một câu hỏi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2030, mức tiêu thụ hydro của thế giới sẽ vào khoảng 90 triệu tấn mỗi năm. Và đến năm 2050, nó sẽ tăng lên gần 300 triệu tấn.

Gần đây, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck đã ký một thỏa thuận với Canada để cung cấp cho Berlin một lượng hydro xanh đáng kể từ năm 2025. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Canada vẫn chưa có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào để sản xuất hydro, chẳng hạn như: trang trại gió để sản xuất điện xanh, nhà máy phân hủy nước bằng điện phân và khử muối sơ bộ (liên quan đến nước biển).

Hơn nữa, Canada không có hệ thống cung cấp hydro thu được đến các cảng đặc biệt, vốn cũng chưa được xây dựng ở Canada. Một thực tế hiện nay là không có trạm tiếp nhận hydro ở châu Âu, chưa kể đến nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn thống nhất cho việc sản xuất và truyền tải hydro.

Như vậy, châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Điều này cũng đang buộc ngành công nghiệp châu Âu phải giảm sản xuất, nguy cơ đến hiện tượng xã hội như thất nghiệp hàng loạt.

Về lâu dài, nhu cầu của châu Âu về hydro đòi hỏi cần có sự đầu tư đáng kể vào việc tạo ra các trạm để tiếp nhận và các đường ống đặc biệt để vận chuyển, vì không thể sử dụng các đường ống dẫn khí hiện có (vốn đã thiếu) do tính đặc biệt của loại khí này.

Trong một kịch bản lạc quan, ngay cả Nga cũng sẽ không thể giúp châu Âu về hydro. Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học kinh tế Andrey Konoplyanik, chuyên gia người Nga trong lĩnh vực năng lượng, không có khả năng nào khác xuất khẩu hydro từ Nga sang châu Âu, ngoại trừ việc trộn nó vào hệ thống GTS hiện có của công ty Gazprom. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi hiện đại hóa tốn kém, thậm chí có thể hủy hoại đường ống và thường tạo ra những hậu quả tiêu cực mang tính hệ thống đối với việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo ng.ru)
3/ Theo báo VN-Express- CHÂU ÂU CÂN NHẮC HẠ GIÁ TRẦN BÁN DẦU NGA XUỐNG 60 USD.

EU có thể hạ trần giá bán với dầu Nga, khi một số thành viên yêu cầu mức giá gây được sức ép lớn hơn lên nguồn thu của Moskva.

Bloomberg trích nguồn tin cho biết một số quốc gia chủ chốt trong Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận việc áp giá trần dầu thô Nga tại 60 USD một thùng, nhằm đảm bảo đạt thỏa thuận giữa các nước thành viên và nhóm G7. Các cuộc họp cấp EU về vấn đề áp giá trần dầu Nga ở mức nào đã bế tắc từ tuần trước.

Ba Lan và các nước Baltic yêu cầu mức giá có thể gây sức ép lớn hơn lên nguồn thu của Moskva. Họ cho rằng đề xuất hiện tại – tối thiểu 62 USD – là quá hào phóng. Trong khi đó, Hy Lạp và các nước có ngành vận tải biển phát triển muốn mức giá cao hơn.

Hiện chưa rõ liệu có phải toàn bộ quốc gia trong EU và G7 đều cởi mở với mức 60 USD hay không. Nguồn tin của Bloomberg cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang tiếp tục.

Mức 60 USD vẫn nhỉnh hơn giá dầu Nga hiện tại. Mục tiêu của trần giá là vừa hạn chế được nguồn thu của Moskva, nhưng cũng phải đủ cao để Nga có động lực bán hàng, tránh giá dầu thế giới tăng cao.

Điều này đồng nghĩa nếu được chấp thuận, mức giá 60 USD này là đủ hấp dẫn điện Kremlin. Nga và các nước mua có thể giao dịch như bình thường. Tuy nhiên, rủi ro là nếu trần giá quá thấp, Nga có thể đe dọa ngừng sản xuất, khiến giá dầu toàn cầu tăng vọt.

Mức giá 60 USD vẫn chưa chính thức được đề xuất và thảo luận rộng rãi. Các nước EU đã gặp nhau hôm qua để bàn các vấn đề hàng tuần, nhưng trần giá không nằm trong chương trình nghị sự chính thức. Bất kỳ thỏa thuận nào ở cấp EU đều cần toàn bộ các nước đồng ý. Trần giá cũng cần được G7 ủng hộ. Một trong các nguồn tin của Bloomberg cho biết mức 60 USD sẽ khớp với tầm giá của G7.

EU cũng cần thiết lập cơ chế đánh giá việc này. Hy Lạp đã đề xuất họp 2 tháng một lần, kể từ giữa tháng 1/2023 để đánh giá thị trường kịp thời. Athens không muốn ngành vận tải biển của họ chịu tác động từ các đối thủ quốc tế vì trần giá.

Các nước G7 đặt mục tiêu áp trần giá trước thứ Hai tuần sau – thời điểm lệnh cấm nhập dầu Nga của EU có hiệu lực. Trần giá sẽ cấm cung cấp các dịch vụ như vận chuyển, cho vay hay bảo hiểm cần thiết để mua bán dầu Nga, trừ phi giá mua bằng hoặc dưới mức trần.

Năm nay, hầu hết các nước G7 cũng sẽ ngừng nhập dầu thô Nga. Lệnh cấm tương tự, áp dụng với các sản phẩm từ dầu, sẽ có hiệu lực tháng 2/2023.

Hà Thu (theo Bloomberg)

 

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x