THỊ TRƯỜNG VÀNG CUỐI TUẦN BẬT “TĂNG MẠNH” SAU ĐỢT BÁN THÁO CHỐT LỜI CỦA THỊ TRƯỜNG.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu sáng ngày 17/12, giá vàng giao ngay ổn định ở 1793,6 USD mỗi oz theo Kitco. Giá vàng giao tháng 2 tăng 0,85% lên 1803 USD mỗi oz.
Trong phiên hiện nay, thị trường Vàng có dấu hiệu kết thúc tuần này ở ngưỡng an toàn 179x USD/oz. Hiện nay, mỗi oz Vàng trên sàn giao dịch Quốc Tế đang có giá khoảng 1794 USD. Qui đổi tương đương theo tỷ giá ngoại tệ hiện hành thì mỗi lượng Vàng Thế Giới đang có giá khoảng 51,49 triệu đồng (chưa bao gồm thuế và phí vận chuyển). So sánh với giá Vàng trong nước trong phiên hiện tại thì tính trên mỗi lượng Vàng, hai thị trường này chênh nhau khoảng 15,51 triệu đồng.
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI.
Đồng Dollar Mỹ: Chỉ số Dollar Index, chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 104,61, tăng 0,05 điểm (tương đương 0,05%) so với phiên giao dịch trước. Trong phiên hiện tại chỉ số này ở mức 104,84 điểm. Hiện 1 euro đổi 1,062 USD. 1 bảng Anh đổi 1,217 USD. 1 USD đổi 137,21 yên. 1 USD đổi 1,369 đô la Canada. 1 đô la Úc đổi 0,668 USD, 1 USD đổi 0,931 France Thụy Sĩ.
Tỷ giá USD hôm nay tăng nhẹ sau một phiên khó đoán định. Cụ thể, phiên trước, chỉ số DXY giảm từ mức 104,5 điểm xuống gần 103,5 điểm rồi nhanh chóng vọt lên 104,95 điểm và giảm nhẹ sau đó. Sáng nay chỉ số DXY còn 104,61 điểm, tăng 0,05 điểm.
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,5%, mới đây Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đã tăng thêm lãi suất 0,5%, từ 3% lên 3,5%/năm. Đây là mức lãi suất cao nhất mà BoE áp dụng kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay.
BoE khẳng định lạm phát sẽ bắt đầu hạ nhiệt mạnh kể từ giữa năm 2023 và xuống dưới mức 2% sau 2 hoặc 3 năm. Trong trường hợp áp lực lạm phát cao dai dẳng hơn dự báo, BoE sẽ có những phản ứng mạnh mẽ nếu cần thiết.
Ngoài ra Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng mới tăng thêm lãi suất 0,5%. Theo đó, lãi suất cho vay tái cấp vốn của ECB hiện tại ở mức 2,5%; lãi suất cho vay cận biên là 2,75% và lãi suất tiền gửi 2%.
ECB cho biết, kể từ đầu năm 2023 sẽ cắt giảm dần mức nắm giữ trái phiếu chính phủ theo chương trình APP và cũng sẽ không tái đầu tư tất cả các chứng khoán đáo hạn. Mức độ thu hẹp đạt khoảng 15 tỉ euro mỗi tháng, kéo dài cho tới cuối quý II, sau đó sẽ được xác định lại theo thời gian.
ECB dự báo áp lực lạm phát cao sẽ còn kéo dài. Lạm phát trung bình sẽ ở khoảng 8,4% trong năm 2022, hạ nhiệt còn 6,3% năm 2023; tiếp tục xuống 3,4% năm 2024 và chỉ còn tăng 2,3% năm 2025.
Trong phiên đầu sáng 17/12, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.650 VND mỗi USD, giảm tiếp 2 VND mỗi USD so với phiên giao dịch trước. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ở mức 23.450 – 24.780 đồng (mua – bán).
Tỷ giá USD trong các Ngân hàng thương mại hôm nay hầu hết được điều chỉnh theo chiều tăng giá. Cụ thể, rạng sáng nay, tại Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.410 – 23.720 VND mỗi USD, đảo chiều tăng 90 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Ngân hàng BIDV giao dịch mua – bán USD ở mức 23.440 – 23.720 VND mỗi USD, cũng đảo chiều tăng 80 VND mỗi USD chiều mua vào và chiều bán ra. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 23.300 – 23.800 VND mỗi USD (mua – bán), tiếp tục đi ngang chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua – bán ở quanh mức 23.400 – 23.800 VND mỗi USD, tăng 70 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán. Tại TPBank niêm yết giá mua – bán USD ở mức 23.310 – 23.870 VND mỗi USD, đảo chiều tăng 80 VND mỗi USD chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.
Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua – bán USD giao dịch ở mức 23.548 – 23.800 VND mỗi USD, giảm tiếp 2 VND mỗi USD chiều mua nhưng giữ nguyên giá chiều bán. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 23.444 – 23.740 VND mỗi USD (mua – bán), đảo chiều tăng 85 VND mỗi USD chiều mua vào và tăng 70 VND mỗi USD chiều bán ra so với mức niêm yết trước.
Sáng nay, các ngoại tệ mạnh trong giỏ thanh toán quốc tế được điều chỉnh tăng – giảm trái chiều nhau. Cụ thể:
- Tỷ giá đồng Euro giữ đà tăng 65 VND mỗi EUR chiều mua và tăng 68 VND mỗi EUR chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.440 – 25.809 VND mỗi EUR.
- Tỷ giá đồng bảng Anh đảo chiều giảm 452 VND mỗi GBP chiều mua và giảm 472 VND mỗi GBP chiều bán, niêm yết tại Vietcombank giao dịch mua – bán quanh mốc 27.909 – 29.099 VND mỗi GBP.
- Tỷ giá đồng France Thụy Sĩ giữ đà tăng 76 VND mỗi CHF chiều mua và tăng 79 VND mỗi CHF chiều bán so với mức niêm yết trước, giao dịch tại Vietcombank mua – bán ở quanh mức 24.787 – 25.843 VND mỗi CHF.
- Tỷ giá đồng đô la Canada đảo chiều giảm 63 VND mỗi CAD chiều mua và giảm 66 VND mỗi CAD chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mức 16.825 – 17.542 VND mỗi CAD.
- Tỷ giá đô la Úc, giữ đà giảm 234 VND mỗi AUD chiều mua vào và giảm 244 VND mỗi CAD chiều bán ra so với mức niêm yết trước, tại Vietcombank giao dịch cùng thời điểm trên mua – bán ở quanh mức 15.375 – 16.030 VND mỗi AUD.
- Tỷ giá Yên Nhật hôm nay giảm tiếp 1 VND mỗi JPY chiều mua và chiều bán, tại Vietcombank giao dịch mua – bán ở quanh mốc 167 – 177 VND mỗi JPY.
CÁC ĐIỂM TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY.
1/ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ MỸ VỪA CÔNG BỐ:
- PMI Dịch vụ từ S&P Global đạt 44.4 thấp hơn dự đoán (46.8) trong tháng 12.
- PMI Tổng hợp từ S&P Global: 44.6 (tháng 12) so với mức 46.4 trước đó.
- Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất từ Markit đạt 46.2 thấp hơn dự đoán (47.7) trong tháng 12.
=> CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ THẤP HƠN DỰ ĐOÁN LÀ HỆ QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TĂNG LÃI SUẤT DÀI HẠN CỦA FED. CÁC CHỈ SỐ NÀY CÀNG CHO CHÚNG TA THẤY RÕ VIỄN CẢNH FED TĂNG MẠNH LÃI SUẤT NHƯ TRƯỚC SẼ KHÔNG CÒN XUẤT HIỆN TRONG THÌ TƯƠNG LAI.
2/ Theo VnExpress – Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất– USD có thể tiếp tục mạnh lên trong năm 2023
Lo ngại suy thoái có thể kéo giá USD lên cao nữa trong năm 2023, sau khi năm nay đã tăng khoảng 10% so với rổ tiền tệ lớn.
Hồi tháng 9, giá USD lên cao nhất 20 năm khi tăng 20% so với các tiền tệ lớn. Mức tăng này hiện chỉ còn nửa, do nhà đầu tư đánh cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ nâng lãi suất – đây vốn là nguyên nhân chủ yếu khiến USD tăng giá.
Dù lãi suất tăng là chất xúc tác chính đằng sau đà tăng của USD, các yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo USD lên. Nhà đầu tư đổ xô mua USD để trú ẩn trước biến động thị trường do lạm phát toàn cầu tăng vọt, giá năng lượng lên cao và xung đột Nga – Ukraine.
Một nguyên nhân khác là kinh tế Mỹ mạnh hơn nếu so với châu Âu đang vật lộn với khủng hoảng năng lượng và Trung Quốc bị kìm hãm bởi chính sách Zero Covid.

Diễn biến của Dollar Index – đo sức mạnh của USD với rổ tiền tệ lớn – năm nay. Đồ thị: Reuters
Kể cả sau khi đà tăng đã giảm phần nào, USD cũng vẫn đang hướng tới năm tăng giá mạnh nhất kể từ 2014. Các giám đốc quỹ trong khảo sát của BoFA Global Research cho biết USD là giao dịch sôi động nhất thị trường 5 tháng liên tiếp, tính đến hết tháng 11. Rất nhiều người tham gia khảo sát cho rằng USD đang bị định giá quá cao.
Khảo sát khác của Reuters với 66 chiến lược gia ngoại hối cho thấy USD có thể sẽ vẫn giao dịch ở mức hiện tại trong một năm tới. Nhiều người dự báo việc các ngân hàng trung ương toàn cầu thắt chặt chính sách sẽ khiến tăng trưởng càng chịu tác động, từ đó lại kéo nhu cầu mua USD để trú ẩn lên cao.
Nắm bắt được diễn biến của USD là chìa khóa với các nhà đầu tư. Do USD tác động đến mọi thứ, từ lợi nhuận doanh nghiệp đến giá nguyên liệu thô như vàng hay dầu.
USD mạnh khiến hàng xuất khẩu Mỹ kém cạnh tranh trên toàn cầu. Nó cũng khiến lợi nhuận của các công ty đa quốc gia Mỹ sụt giảm khi đổi ngoại tệ sang USD. Bank of America cho biết trong chỉ số S&P 500, các doanh nghiệp công nghệ và vật liệu chịu tác động mạnh nhất.
Nike, IBM và Meta Platforms là ba trong số các công ty đã cảnh báo việc kinh doanh chịu tác động từ đồng USD mạnh năm nay. Sức tăng của USD đã khiến lợi nhuận các công ty trong chỉ số S&P 500 giảm 8%, theo Tom Lee – Giám đốc Nghiên cứu tại Fundstrat Global Advisors.
Còn với phần còn lại của thế giới, USD mạnh gây sức ép lên giá dầu và giá các hàng hóa khác niêm yết bằng USD, do nó khiến các sản phẩm này đắt đỏ hơn với người mua nước ngoài. Các doanh nghiệp và chính phủ nước ngoài vay tiền bằng USD cũng sẽ tốn kém hơn khi trả nợ.
Và dù USD mạnh có thể kiềm chế lạm phát Mỹ, nó cũng khiến tiền tệ các nước khác đi xuống, làm trầm trọng hơn vấn đề lạm phát trên toàn cầu. Hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính USD cứ tăng giá 10%, lạm phát toàn cầu sẽ tăng 1%.
Dù vậy, có nhiều dấu hiệu cho thấy tâm lý của Wall Street với USD có thể đang thay đổi. Các số liệu chỉ ra giá tiêu dùng tháng 10 giảm ít hơn dự báo góp phần khiến USD giảm 5% so với rổ tiền tệ lớn tháng 11. Đây là mức giảm mạnh nhất của USD kể từ năm 2010.
Việc đà giảm của USD có thể duy trì hay không có thể còn tùy thuộc vào khả năng kiềm chế lạm phát của Fed. Tuần trước, lạm phát tháng 11 của Mỹ hạ nhiệt, khi CPI chỉ tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm từ 7,7% tháng 10. Việc này khiến Fed hôm 14/12 cũng giảm tốc nâng lãi suất so với các lần trước, với 50 điểm cơ bản (0,5%).
Trong dài hạn, các lo ngại về kinh tế có thể là yếu tố thúc đẩy hướng đi của USD. Gần 80% chiến lược gia được Reuters khảo sát cho biết chính sách tiền tệ sẽ ít có khả năng kéo USD lên cao trong năm tới.
Hà Thu (theo Reuters)
LỊCH KINH TẾ TRONG NGÀY.
Theo Lịch kinh tế | Tin tức tài chính | Giao dịch trên Mitrade
17/12/2022