TỔNG KẾT NĂM 2022 CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI.
Vào ngày 31/12, thị trường Vàng Thế Giới chính thức kết thúc năm 2022 đầy sóng gió khi hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.2% lên 1,818.70 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai gần như không đổi ở mức 1,826.2 USD/oz.
Trong năm 2022, thị trường Vàng đã trải qua nhiều cơn sóng lớn:
1/ FED 7 LẦN TĂNG LÃI SUẤT VỚI 4 LẦN TĂNG 75 ĐIỂM PHẦN TRĂM.
Đầu tiên, chúng ta không thể không nhắc đến những quyết định về lãi suất của FED vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự “GIẢM MẠNH” của giá Vàng Thế Giới từ mức đỉnh 2070 lập được trong giai đoạn lo ngại “SUY THOÁI” Kinh Tế toàn cầu sau COVID-19. Sau khi lập đỉnh, thị trường Vàng “GIẢM MẠNH” về 1617 USD/oz sau nhiều phiên giảm nối tiếp trong giai đoạn FED “MẠNH TAY” thắt chặt lãi suất để kiểm soát “LẠM PHÁT” . Vào giai đoạn cuối năm 2022, thị trường Vàng “HỒI PHỤC MẠNH MẼ” về mức 1822 vào phiên cuối cùng trong năm do FED nhẹ tay hơn trong vấn đề lãi suất, chuyển mũi kiếm sang “PHỤC HỒI KINH TẾ”. 7 LẦN TĂNG LÃI SUẤT ĐÓ LÀ:
- Tháng 3/2022: tăng 0,25 điểm phần trăm, lần tăng đầu tiên trong hơn ba năm.
- Tháng 5/2022: tăng 0,50 điểm phần trăm
- Tháng 6/2022: tăng 0,75 điểm phần trăm (tăng cao lịch sử)
- Tháng 7/2022: tăng 0,75 điểm phần trăm
- Tháng 9/2022: tăng 0,75 điểm phần trăm
- Tháng 11/2022: tăng 0,75 điểm phần trăm
- Tháng 12/2022: tăng 0,5 điểm phần trăm.
2/ CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINA.
Theo Nga xâm lược Ukraina 2022 – Wikipedia tiếng Việt
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành xâm lược toàn diện Ukraina. Chiến dịch này bắt đầu sau một thời gian tập trung lực lượng cùng sự công nhận độc lập của Nga đối với hai vùng ly khai là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk, sau đó là việc Lực lượng vũ trang Nga tiến vào khu vực Donbas ở miền Đông Ukraina.
Khoảng 06:00 giờ Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về một “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục tiêu “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraina. Vài phút sau, nhiều khu vực trên khắp Ukraina, bao gồm cả thủ đô Kyiv bị tên lửa tập kích. Lực lượng Nga tiến vào Ukraina qua các hướng Nga, Belarus và Krym. Biên phòng Ukraina báo cáo các đồn của họ tại biên giới với Nga và Belarus bị tấn công. Hai giờ sau, Lục quân Nga tiến sâu vào lãnh thổ Ukraina. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phản ứng bằng việc ban bố thiết quân luật, lệnh tổng động viên toàn quốc đồng thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Cuộc xâm lược bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, nhiều lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nga và một nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi nước này rút quân trong khi các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra hàng loạt tại Nga cùng nhiều nước khác.
Việc chuyển giao lãnh thổ Bán đảo Krym từ nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen của Nga sang lãnh thổ Ukraina vào năm 1954 bởi Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev.[91] Sự kiện này được coi là một “hành động” không đáng quan ngại, vì cả hai nước cộng hòa đều là một phần của Liên bang Xô Viết trước đây. Quyền tự trị của Krym được tái lập sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1991.
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraina và Liên bang Nga tiếp tục giữ mối quan hệ chặt chẽ. Năm 1994, Ukraina đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình và ký giác thư Budapest về đảm bảo an ninh với điều kiện Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ sẽ đưa ra sự đảm bảo chống lại các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraina. Năm năm sau, Nga là một trong những nước ký kết Hiến chương An ninh châu Âu, nơi nước này “tái khẳng định quyền vốn có của mỗi Quốc gia tham gia được tự do lựa chọn hoặc thay đổi các thỏa thuận an ninh của mình, bao gồm cả các hiệp ước liên minh, khi chúng phát triển”.
Mặc dù là một quốc gia độc lập được công nhận từ năm 1991, với tư cách là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, Ukraina đã được giới lãnh đạo của Nga coi là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Năm 2008, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản đối việc Ukraina trở thành thành viên của NATO. Nhà phân tích người Romania Iulian Chifu và các đồng tác giả của ông vào năm 2009 đã chỉ ra rằng liên quan đến Ukraina, Nga đã theo đuổi phiên bản cập nhật của học thuyết Brezhnev, trong đó quy định rằng chủ quyền của Ukraina không thể lớn hơn chủ quyền của các quốc gia thành viên của hiệp ước Warsaw trước khi sự sụp đổ của vùng ảnh hưởng của Liên Xô trong cuối những năm 1980 và đầu thập niên 1990. Quan điểm này được xây dựng dựa trên tiền đề rằng các hành động của Nga nhằm xoa dịu phương Tây vào đầu những năm 1990 đáng lẽ phải được phương Tây đáp lại, nếu không có sự mở rộng của NATO dọc theo biên giới của Nga.
=> SỰ “NÓNG LÊN” RỒI “NGUỘI LẠNH” THẤT THƯỜNG CỦA CUỘC CHIẾN LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG THẤT THƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NĂM 2022.
3/ LẠM PHÁT TOÀN CẦU VÀ CÁC CHÍNH SÁCH MẠNH TAY TỪ NHỮNG NHTW.
“Cơn bão” lạm phát, vốn hình thành từ giữa năm 2021, đã kéo dài hơn dự báo và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hầu hết các quốc gia thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu đều ghi nhận tỷ lệ này vượt mốc mà các Ngân hàng Trung ương đề ra, thậm chí còn liên tiếp lên mức cao nhất trong nhiều thập niên, kể cả các nước phát triển. Có tới hơn 43% số quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở hai chữ số.
Tháng 6/2022, lạm phát tại Mỹ đạt 9,1% – mạnh nhất kể từ năm 1982. Lạm phát tại Anh và Nhật Bản lập đỉnh trong vòng 40 năm trong tháng 10. Bên cạnh đó, cũng vào tháng 10, lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lập kỷ lục mới, với 10,7% – cao nhất kể từ năm 1997. Tại Mỹ, con số này là 8,3%.
Một số nguyên nhân chính được cho là “chất xúc tác” đẩy lạm phát lan rộng trên phạm vi toàn cầu, bao gồm sự thiếu hụt nguồn cung, khan hiếm lao động sau đại dịch COVID-19 và các cú sốc giá cả liên tiếp do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine.
Khi lạm phát tăng cao kỷ lục đã buộc nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới phải ứng phó bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong vòng 15 năm qua. Các số liệu thống kê cho thấy, tính đến cuối quý III, khoảng 90 nền kinh tế trên toàn cầu đã thực hiện 257 lượt tăng lãi suất, cao hơn gấp đôi so với cả năm 2021.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất 7 lần năm nay, đưa lãi suất tham chiếu lên cao nhất kể từ năm 2007. Châu Âu hồi tháng 7 cũng nâng lãi suất lần đầu sau 11 năm. Sau đó, cơ quan này tiếp tục nâng lãi suất trong phiên họp tháng 9,10 và 12. Ngân hàng Trung ương Anh tháng trước tăng lãi suất lần thứ 7 liên tiếp năm nay, với mức 75 điểm cơ bản – mạnh nhất 33 năm. Tại các nền kinh tế mới nổi, lạm phát cao cũng buộc giới hoạch định chính sách phải mạnh tay hành động. Quy mô các đợt tăng lãi suất tại khu vực này hiện đã cao gấp đôi cả năm 2021.
Việc kiềm chế lạm phát đang là ưu tiên hàng đầu của các Ngân hàng Trung ương. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên theo các chuyên gia, việc hành động quyết liệt vào lúc này là hết sức cần thiết, bởi điều này sẽ đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong dài hạn.
=> QUA NHỮNG CHÍNH SÁCH TRÊN, THỊ TRƯỜNG VÀNG LIÊN TỤC BIẾN ĐỘNG THEO 2 PHE TÂM LÍ ” SỢ HÃI” VÀ “LÒNG THAM” CỦA THỊ TRƯỜNG.
NĂM 2023 CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG.
- TỪ CÁC CHUYÊN GIA NHẬN ĐỊNH.
Ông Eric Strand – nhà quản lý danh mục đầu tư và người tạo ra sàn giao dịch khai thác vàng AuAG ESG được niêm yết tại châu Âu – cho biết, triển vọng năm 2023 có thể chỉ là khởi đầu của một đợt tăng giá mới đối với vàng, vượt qua mức 2,100 USD/oz (tương đương 60.25 triệu đồng/lượng). Nhu cầu vàng của các nhà đầu tư đã yếu đi trong hầu hết năm 2022 khi Fed bắt đầu chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ nhất trong 40 năm nhằm nỗ lực hạ nhiệt lạm phát, đạt mức cao nhất trong 40 năm.
Tuy nhiên, thị trường vàng đã thay đổi mối quan tâm của nhà đầu tư khi dường như Fed sắp kết thúc chính sách tiền tệ mạnh mẽ của mình. Các ngân hàng trung ương sẽ xoay trục trong việc tăng lãi suất và trở nên ôn hòa hơn trong năm 2023. Điều này sẽ kích hoạt một động thái bùng nổ đối với vàng trong nhiều năm tới.
Còn tại cuộc khảo sát của Kitco News về xu hướng giá vàng trong tuần tới với 20 nhà phân tích Phố Wall tham gia thì có 9 người, tương ứng 45%, dự báo giá vàng sẽ tăng. Ngược lại có 6 người, tương đương 30%, đưa ra quan điểm kim loại quý sẽ giảm; còn 5 nhà phân tích, chiếm 25%, cho rằng vàng sẽ đi ngang.
Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank – dự báo năm tới giá vàng sẽ tăng và sau đó đi ngang. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không đạt cao như mức đỉnh của năm 2022. Nếu so với các kênh đầu tư khác, vàng vẫn kém hấp dẫn hơn trong thời gian tới.
Ý kiến trái chiều, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích CTCK Yuanta lại cho rằng, năm sau Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất và không còn là chu kỳ tăng trưởng nóng của đồng USD và khi đồng tiền này suy yếu sẽ là cơ hội cho các kênh đầu tư khác. Ông Minh dự đoán vàng có thể sẽ là kênh đầu tư hưởng lợi lớn trong xu hướng này và sẽ là một trong những kênh tăng trưởng tốt trong năm 2023.
2. PHÂN TÍCH CÁ NHÂN: NĂM 2023 LÀ MỘT NĂM ĐÁNG KÌ VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG.
1/ FED SẼ GIẢM DẦN TỐC ĐỘ TĂNG LÃI SUẤT TRONG NĂM 2023.
Kể từ ngày 19 tháng 12, Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy thị trường đang định giá xác suất việc Fed chọn 52,4%, tăng 25 điểm cơ bản vào tháng Hai và tháng Ba. Nếu điều đó xảy ra, lãi suất chính sách sẽ là 4,75% – 5%, thấp hơn một chút so với dự báo lãi suất cuối cùng trong biểu đồ. Trong khi phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp vào tháng 12, Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận rằng tỷ lệ cao nhất có thể giảm xuống nếu dữ liệu lạm phát tiếp tục dịu đi.
Ông Powell cũng lưu ý rằng họ đang kỳ vọng lạm phát nhà ở sẽ giảm vào năm 2023 nhưng nói thêm rằng lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ phi nhà ở, về cơ bản liên quan đến thị trường lao động và tiền lương vẫn ở mức cao. Cuối cùng, ông Powell cũng thừa nhận Fed không nghĩ đến việc cắt giảm chính sách lãi suất vào năm 2023 và nhắc lại rằng không có nhà hoạch định chính sách nào đề cập đến việc cắt giảm lãi suất vào năm tới.
Trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu lạm phát tiền lương và lạm phát tiêu dùng sẽ được những người tham gia thị trường theo dõi chặt chẽ. Báo cáo việc làm mới nhất của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy Thu nhập trung bình mỗi giờ trong tháng 11 đã tăng lên 5,1% trên cơ sở hàng năm từ 4,9% trong tháng 10.
Nếu lạm phát tiền lương bắt đầu ở mức vừa phải vào đầu năm 2023 và chỉ số CPI tiếp tục giảm xuống, những người tham gia thị trường có thể bắt đầu xem xét khả năng Fed thực hiện ‘xoay trục chính sách’ và chọn cắt giảm lãi suất vào cuối năm. Trong kịch bản đó, giá vàng có thể thu được đà tăng và đô la Mỹ có khả năng suy yếu so với các đối thủ của nó. Điều đó cũng có thể giúp cải thiện nhu cầu vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ do tỷ giá hối đoái hợp lý hơn.
Mặt khác, lạm phát tiền lương cao liên tục và lạm phát tiêu dùng yếu đi hoặc tăng lên không đạt yêu cầu sẽ khiến Fed kiềm chế đánh giá một trục tiềm năng trong chính sách, ảnh hưởng không tốt đến vàng.
Hiệu suất của nền kinh tế Mỹ sẽ là một yếu tố khác cần xem xét khi đánh giá triển vọng chính sách của Fed. SEP tháng 12 tiết lộ rằng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm cho năm 2023 đã giảm xuống 0,5% từ mức 1,2% trong tháng 9. Chủ tịch Fed ông Powell và một số nhà hoạch định chính sách của Fed đã nói rõ rằng ưu tiên của họ sẽ là kiềm chế lạm phát và họ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để đạt được điều đó.
Trong cuộc suy thoái 2007-2008, giá vàng đã tăng 16% và tăng gần 6% trong cuộc suy thoái do vi-rút corona gây ra vào năm 2020. Nếu nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái, lợi suất trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ có thể bắt đầu giảm xuống, cho phép các nhà đầu tư chọn vàng làm nơi an toàn để gửi tiền của họ. Mặt khác, Fed có thể duy trì chính sách thắt chặt của mình lâu hơn dự kiến nếu nền kinh tế tránh được suy thoái và hạn chế mức tăng của kim loại vàng.
Cát Lam
2/ SỰ NÓNG LÊN CỦA NHỮNG BẤT ỔN ĐỊA-CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI TRONG NĂM 2023.
Cuộc chiến ở Ukraine đã giáng một đòn nặng nề vào sự ổn định toàn cầu, ảnh hưởng đáng kể đến giá năng lượng, lạm phát, an ninh lương thực và thay đổi động lực của chính trị quốc tế.
Trong khi người dân trên khắp thế giới đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, một cuộc suy thoái khác được cho là sẽ diễn ra vào năm tới. Các doanh nghiệp đang được khuyến cáo nên chuẩn bị cho sự gián đoạn và biến động kéo dài.
Ngay cả các tỷ phú cũng được cho là sẽ thấy giá trị tài sản ròng của họ giảm trong 12 tháng tới.
Trong bài viết này, The National phân tích một số sự kiện lớn đã xảy ra vào năm 2022 và sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến năm 2023.
Bất ổn chính trị toàn cầu
Đây là hậu quả của cuộc xung đột đang diễn ra và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Nga và Ukraine. Cuộc chiến đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và được cho là đã tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Bất ổn toàn cầu với Mỹ và NATO ngày càng đụng độ ngoại giao với Nga trên trường thế giới ngày càng khiến nền hòa bình trên thế giới trở nên mong manh hơn.
Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO và số lượng lực lượng sẵn sàng chiến đấu cao của liên minh đã tăng từ 40.000 lên 300.000 binh sĩ. Không ai chắc chắn Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ làm gì tiếp theo.
Vào năm 2023, trong khi phương Tây được khuyến khích tiếp tục cam kết hỗ trợ cho Ukraine nhiều khí tài quân sự hơn, thì chính sách bên miệng hố hạt nhân của Điện Kremlin sẽ tiếp tục là trọng tâm.
Khả năng hạt nhân của Iran và chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng vẫn là một mối lo ngại ngày càng tăng. Các chuyên gia tại Chatham House đã đặt ra câu hỏi rằng: Liệu năm 2023 sẽ là năm của xung đột hạt nhân hay năm mà các quốc gia nghiêm túc hơn trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị?
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là một câu hỏi hóc búa. Liệu nước này có cố gắng tranh giành ảnh hưởng trong khi Mỹ đang bận đối phó Nga? Bắc Kinh có thể đóng vai trò gì trong cuộc chiến ở Ukraine? Và liệu nước này sẽ xử lý những căng thẳng trong quan hệ với Washington liên quan đến sự cạnh tranh ở Thái Bình Dương, đặc biệt về vấn đề Đài Loan như thế nào?
Mỹ đang bắt đầu công nhận Trung Quốc là một đối thủ cả về quân sự lẫn kinh tế khi Bắc Kinh ngày càng giành được nhiều ảnh hưởng hơn trên toàn cầu.
3/ NGUỒN CUNG DẦU GIẢM MẠNH TRONG NĂM 2023.
Giá dầu chịu thêm áp lực vào ngày hôm qua, khi giá dầu Brent trên sàn ICE) giảm 2,6% do số ca nhiễm Covid tại Trung Quốc gia tăng, trong khi chính phủ Trung Quốc vẫn cam kết với chính sách zero-Covid. Trong khi đó, số liệu API được công bố đêm qua cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 5,61 triệu thùng so với tuần trước, trong khi dự trữ xăng tăng 2,55 triệu thùng.Dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 1,77 triệu thùng, điều này giúp giảm bớt lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với các sản phẩm chưng cất khi bước vào mùa nắng nóng.
Trong ngắn hạn, tâm lý vẫn tiêu cực do triển vọng nhu cầu. Tuy nhiên, nguồn cung cho năm 2023 đang ngày càng khan hiếm hơn. EIA hôm qua đã công bố Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn mới nhất của mình, trong đó việc cắt giảm thêm được thực hiện đối với kỳ vọng tăng trưởng nguồn cung của Hoa Kỳ trong năm tới. EIA hiện dự báo rằng sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ sẽ tăng 490 triệu thùng/ngày so với năm trước lên 12,31 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Mặc dù con số này thấp hơn một chút so với con số của tháng trước, nhưng dự báo sản lượng đã liên tục bị hạ thấp trong năm. Nếu chúng ta quay trở lại tháng 3, EIA đã kỳ vọng rằng sản lượng năm 2023 sẽ tăng gần 1 triệu thùng/ngày đến khoảng 13 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó là tình trạng thiếu hụt lao động và thiết bị, cùng với chi phí tăng, theo báo cáo từ các nhà sản xuất dầu.
Tăng trưởng nguồn cung thấp hơn dự kiến từ Mỹ khiến thị trường dễ bị tổn thương hơn trong năm 2023. Ngoài việc OPEC + đang tiếp tục cắt giảm nguồn cung, nguồn cung dầu của Nga sẽ giảm khi lệnh cấm của EU đối với các sản phẩm dầu thô và tinh chế của Nga có hiệu lực. Tăng trưởng nguồn cung của Mỹ thấp hơn khiến chúng tôi tin rằng dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 110 USD/thùng trong 4 quý năm 2023.